Đăng nhập sổ của bạn
Xử lý khi trẻ nhiễm sán chó
Khi trong nhà nuôi thú cưng (chó, mèo), thì việc nhiễm sán chó ở bé là rất dễ xảy ra. Cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu sớm để điều trị cho bé.
Triệu chứng khi bé bị nhiễm sán chó
Gọi là sán chó nhưng đó là một loại giun tròn kí sinh ở chó, mèo. Nên gọi là giun đũa chó/mèo mới đúng bởi con giun trưởng thành có thể dài đến 5-6 cm. Vật chủ chính của nó là chó/mèo. Người chỉ là vật chủ phụ, không may bị nhiễm.
Nhiều bệnh nhân bị nổi mề đay, tái phát nhiều lần chữa mãi không hết. Đi xét nghiệm thì bác sĩ cho làm xét nghiệm máu thấy kết quả dương tính với toxocara thì hoảng sợ. Vậy thực sự giải nghĩa kết quả đó như thế nào? Có cần điều trị không?
Ai có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh?
Giun chó/mèo ký sinh chủ yếu ở chó nhỏ, do đó đối tượng nguy cơ cao bị nhiễm là người nuôi chó, thích chó, tiếp xúc với chó, đặc biệt là trẻ em vì trẻ hay đưa tay mồm nên dễ nuốt phải trứng giun. Vùng có khí hậu nhiệt đới có nguy cơ cao bị mắc hơn các vùng khí hậu khá.
Mặc dù hiện tại lối sống đã vệ sinh sạch sẽ, có thuốc tốt tẩy giun sán định kỳ, nhưng trên thực tế lại có khá nhiều người bị nhiễm bệnh giun đũa chó.
Ở phương Tây, khoảng 2 - 5% người ở thành thị nhiễm giun đũa chó, trong khi ở nông thôn, tỉ lệ này là 14 - 37%.
Ở các xứ nhiệt đới nóng ẩm, thì tỉ lệ cao hơn nhiều, có khi đến 60-80-90% tùy từng nước.
Tại Việt Nam chưa có thống kê lớn nào về tỉ lệ mắc bệnh này, nhưng thực tế lâm sàng khám bệnh cũng như tình hình nuôi thú cưng, cùng với vùng khí hậu, thì tỉ lệ nhiễm giun đũa chó có thể là rất cao.
Biểu hiện như thế nào?
Hầu hết khi bị nhiễm giun đũa chó người ta không có biểu hiện gì cả, bởi nó khá thầm lặng. Một số người có biểu hiện các triệu chứng khá mơ hồ, không đặc hiệu gì cả tùy từng thể như: Đau đầu, đau bụng, chán ăn, nổi mề đay, mẩn ngứa, vó vấn đề về mắt…
Nếu bệnh có nặng, có gây biến chứng gì không?
Mặc dù giun đũa chó cũng có thể gây ra biến chứng nhưng rất hiếm. Ấu trùng giun có thể di chuyển lên não, vào mắt, thậm chí gây nhiễm trùng toàn thân… nhưng nhắc lại là rất hiếm. Và hầu hết người nhiễm không có biểu hiện gì cả.
Xét nghiệm nào để phát hiện nhiễm bệnh?
Các kỹ thuật hiện nay là xét nghiệm tìm kháng thể chống toxocare trong máu. Nếu kết quả là dương tính, đồng nghĩa là bệnh nhân từng nhiễm con này vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống, không khẳng định được hiện tại loại ký sinh này còn sống trong cơ thể bạn hay không. Bởi sau khi nhiễm phải con giun này, kháng thể sẽ xuất hiện khoảng 2 tuần sau đó và tồn tại rất lâu. Thậm chí sau 2-3 năm vẫn có thể phát hiện ra kháng thể bằng kỹ thuật ELISA; sau 5 năm bằng kỹ thuật WESTERN-BLOT kể cả khi con giun đã chết hoặc bị tống hết ra ngoài từ lâu. Điều đó có nghĩa là nếu người đã từng nhiễm giun đũa chó, dù đã hết nhiễm nhưng nếu xét nghiệm thì khả năng dương tính rất cao.
Do vậy, nếu có biểu hiện lâm sàng: Mề đay dai dẳng, vấn đề ở mắt, có khối ở gan, não, huyết thanh chẩn đoán toxocara (+) và đã loại hết các nguyên nhân khác… Kèm theo đó xét nghiệm công thức máu nếu có bạch cầu ái toan tăng cao thì người ta mới nghĩ tới là bạn đang thực sự nhiễm loại giun này và khi đó mới điều trị. Nếu chỉ đơn thuần có huyết thanh chẩn đoán toxocara (+) ngoài ra ko có gì khác thì không cần điều trị.
Mặc dù có một số bác sĩ cho rằng nên điều trị dự phòng, nhằm loại trừ khả năng ấu trùng vẫn còn trong cơ thể và đang ẩn nấp, đợi ngày gây bệnh. Tuy nhiên, trường hợp này, việc uống thuốc hay không uống thuốc dự phòng là tùy kết quả thảo luận của bệnh nhân với bác sĩ.
Nếu phải điều trị thì dùng thuốc gì?
Thuốc điều trị giun đũa chó cũng hết sức đơn giản: albendazol 15mg/kg/ngày uống một lần, trong 5 ngày.
Cách tốt nhất là phòng nhiễm giun đũa chó. Và tốt nhất là không nuôi, không cho trẻ chơi với chó.
Nhưng nếu các gia đình có nuôi chó/mèo, ngoài tắm rửa cho chó/mèo thường xuyên thì hàng tuần phải dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm.
Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.
Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.
Rửa tay cho bé với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.
Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.
14/05/2022 10:19
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.