Đăng nhập sổ của bạn
Xử trí đúng cách khi bé bị sốt co giật
Co giật ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân: sốt co giật, động kinh, xuất huyết não, viêm màng não… luôn là tình huống cấp cứu.
Cha mẹ phải làm gì khi con co giật?
Đầu tiên, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh. Tuyệt đại đa số những cơn co giật sẽ tự ngừng sau vài phút. Do đó, cha mẹ không cần phải làm gì để chấm dứt cơn co giật cả. Việc đáng lo ngại nhất khi co giật là bé có thể hít sặc những thứ đang có trong miệng (sữa, thức ăn, đồ chơi…) gây ngạt.
Các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng về sốt co giật ở châu Á, châu Âu và Mỹ thông báo tỷ lệ mắc nói chung vào khoảng 3-5% trẻ bị sốt co giật một lần ở trẻ dưới 5 tuổi.
Những việc cha mẹ cần làm là:
Bước 1: Gọi xe cấp cứu
Bước 2: Gọi người giúp đỡ.
Bước 3: Đặt bé nằm xuống nơi rộng rãi và an toàn, nghiêng sang một bên để tránh hít sặc.
Bước 4: Không cho bất kỳ vật gì vào miệng bé (ví dụ như vắt chanh, hay bỏ quả chanh vào miệng bé; vì những vật này có thể gây hít sặc hoặc gây tắc đường thở của bé)
Bước 5: Không đè bé, hoặc cố dùng sức kềm cơn giật.
Ngay sau khi sơ cứu như trên, phải đưa bé đến bệnh viện.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra và làm xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác về bệnh trạng của bé vì co giật có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm.
Phòng cơn co giật do sốt cao
Đưa trẻ đi khám để điều trị sớm, phát hiện nguyên nhân gây sốt và phòng tránh bị co giật. Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn; uống nước điện giải (oresol), nước cam, chanh để bù nước và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Cởi bớt quần áo, mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm hoặc bọc kín trẻ khi trẻ sốt . Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ.
Theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên bằng cách cặp nhiệt độ. Lau người cho trẻ bằng nước ấm, dùng thuốc hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 38,5 độ C.
Cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng dễ ăn: cháo, sữa... hoặc các món bé thích ăn để hồi phục sức khỏe. Và đặc biệt là đối với trường hợp bé nhà bạn sinh ra đã yếu và suy dinh dưỡng thì mình càng nên phải chú ý.
Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung các thực phẩm để cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho bé.
13/05/2022 12:04
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.