Đăng nhập sổ của bạn
Không tùy tiện dùng thuốc long đờm cho trẻ
Ho có đờm là dạng bệnh thường gặp ở đường hô hấp của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ho và điều quan trọng là tìm nguyên nhân ho và điều trị trúng đích.
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể
Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, giúp bảo vệ đường thở khỏi sự xâm nhập của dị vật. Quan trọng hơn đây là một phản xạ tham gia việc di chuyển và tống xuất các dịch tiết bất thường bên trong đường thở.
Các thụ thể ho hiện diện tại đường hô hấp: họng, đáy lưỡi, khí phế quản... khi nhận ra được sự xâm nhập hay tồn tại của các chất lạ đều kích thích tạo phản xạ ho để bảo vệ và giữ cho đường thở luôn thông thoáng. Do đó ho là có lợi.
Khi viêm nhiễm, đường hô hấp sẽ sản xuất nhiều đờm nhớt, dịch tiết. Sự tồn tại của những loại dịch này được hiểu như là những dị vật, vô tình kích thích vào thụ thể ho luôn tồn tại ở nhiều nơi trên đường hô hấp. Từ đó, chúng kích thích cơ thể tạo ra phản xạ ho để tống xuất các dị vật này ra ngoài, bảo vệ đường thở luôn ở trạng thái thông thoáng nhất, giúp trẻ dễ thở hơn cũng như loại bỏ được virus, vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
Thông thường ở trẻ em, nguyên nhân gây ho là do viêm đường hô hấp trên, đa phần là do virut. Vì thế, trong phần lớn các trường hợp trẻ bị ho sẽ cải thiện theo thời gian.
Một số thuốc thường dùng
Thuốc long đờm còn được gọi là thuốc loãng đờm, thuốc làm tiêu chất nhầy. Các thuốc này có tác dụng làm lỏng các dịch tiết từ niêm mạc khí quản - phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến giảm độ nhớt, độ quánh đặc của đờm nhầy trong phế quản.
Vì vậy, các chất nhầy đờm có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển thông qua phản xạ ho. Các thuốc trong nhóm long đờm thường được sử dụng gồm:
- Acetylcystein: Là hoạt chất thường được sử dụng cho trẻ với khả năng làm lỏng chất nhầy đặc của đờm nhờ nhóm sulfhydryl có trong cấu trúc, gây hủy hoại liên kết disulfid (-S-S-) có trong đờm nhớt, khiến đờm nhớt bị mất các liên kết sẽ lỏng ra giúp trẻ dễ ho khạc hơn. Đường hô hấp của trẻ sẽ mau đạt được trạng thái thông thoáng, từ đó cải thiện đáng kể triệu chứng ho cho bé.
- Carbocisteine: Có tác dụng làm tiêu nhầy, dùng trong các rối loạn cấp hay mạn tính đường hô hấp trên và dưới đi kèm theo tăng tiết đàm nhầy đặc và dai dẳng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp và mạn, khí phế thũng và giãn phế quản.
- Bromhexin: Được sử dụng trong trường hợp rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính. Thuốc còn được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.
Lời khuyên của thầy thuốc
Thuốc long đờm không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 2 tuổi bởi khả năng ho và tự kiểm soát việc tống xuất đờm nhớt của trẻ ở độ tuổi này là chưa tốt. Việc làm tiêu nhầy, long đờm, nhưng phản xạ ho khạc không tốt vô tình làm nặng thêm tình trạng của trẻ.
Trên 2 tuổi, trẻ có thể kiểm soát vấn đề ho khạc đờm tốt hơn, chúng ta có thể ưu tiên sử dụng các thuốc long đờm dạng gói, hàm lượng được định sẵn trong từng loại gói nên chắc chắn sẽ không có sự sai lệch về việc cân đong thuốc.
Thuốc long đờm tránh sử dụng ở trẻ có tiền sử hen suyễn, khò khè tái phát vì thuốc long đàm có thể khởi phát cơn co thắt phế quản ở trẻ.
Không tự ý dùng thuốc: Mặc dù thuốc long đờm khá an toàn khi sử dụng nhưng vẫn có thể gặp các triệu chứng không mong muốn do thuốc, do đó không nên dùng kéo dài và phải theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng tại nhà.
Nên nhớ ho chỉ là triệu chứng, không phải là bệnh lý. Khi trẻ ho, cần cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
13/05/2022 11:32
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.