Đăng nhập sổ của bạn
Chế độ ăn giàu vitamin A cho bé
Bổ sung cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi với hai liều vitamin A mỗi năm làm giảm cả tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiếu vitamin A.
Tại Việt Nam, chương trình phòng chống tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ dưới 5 tuổi, mỗi năm nhà nước đều tổ chức 2 đợt uống vitamin A là ngày 1-2 tháng 6 và ngày 1-2 tháng 12 cho các trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ và trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A (theo khuyến cáo của Bộ Y tế). Liều bổ sung cụ thể như sau:
- Trẻ từ 6 thángđến dưới 12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng
- Trẻ từ 12 tháng đến 60 tháng: 200.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng
Làm gì để ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin A cho trẻ trong mùa dịch?
Trong mùa dịch COVID-19, nhiều địa phương phải cách cách ly phong tỏa, cũng làm cho nhiều chương trình y tế như tiêm chủng hoặc bổ sung vi chất có thể phải tạm hoãn, trong đó có chương trình bổ sung vitamin A trên cả nước.
Nhiều mẹ sẽ rất băn khoăn rằng, nếu chẳng may vì dịch bệnh, bé không được bổ sung vitamin A định kỳ theo chương trình thì có vấn để gì với con hay không? Đừng quá lo lắng, hãy thực hiện tốt các hướng dẫn bên dưới để đảm bảo nhu cầu vitamin A cũng như các chất dinh dưỡng khác cho con.
Như trên đã nói thiếu vitamin A chủ yếu xảy ra do thiếu tiếp cận với các thực phẩm giàu vitamin A. Do đó, mẹ cần cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh, trong đó có các thực phẩm giàu vitamin A. Một chế độ ăn uống đa dạng không những giúp con không bị thiếu vitamin A mà cả các vi chất khác nữa.
Với bà mẹ, ngay trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú, mẹ cần ăn đủ chất, chú ý thức ăn giàu vitamin A, tiền vitamin A (beta-carotene), đủ và cân đối về chất béo (dầu mỡ).Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất đối với trẻ nhỏ.
Đặc biệt, mẹ cố gắng cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh để tận dụng nguồn sữa non quý giá, vì trong sữa non có nhiều vitamin A và các kháng thể giúp trẻ phòng chống các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, thực hiện cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi tròn 6 tháng trẻ cần được ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục duy trì bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
Với bé, cần có chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo nhu cầu vitamin A cho trẻ:
- Bao gồm nhiều loại rau, trái cây, ngũ cốc (ít nhất một nửa ngũ cốc nguyên hạt), sữa không béo và ít béo, sữa chua, pho mát và các loại dầu. Nhiều trái cây, các loại rau lá xanh, rau củ quả có màu cam, vàng hoặc đỏ; các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin A. Một số ngũ cốc ăn sáng chế biến sẵn được tăng cường vitamin A.
- Bao gồm nhiều loại thực phẩm protein như thịt nạc, gia cầm, trứng gà, đồ ăn biển, gan động vật, một số loại cá, đậu Hà Lan và đậu lăng, các loại hạt hoặc các sản phẩm từ đậu nành...
- Hạn chế thực phẩm và đồ uống có nhiều đường bổ sung, chất béo bão hòa và muối.
Ngoài chế độ ăn uống, mẹ cũng cần tạo cho con một thói quen sinh hoạt và vận động khoa học. Tránh việc ở nhà dành quá nhiều thời gian cho màn hình ti vi, điện thoại, máy tính bảng,...Một chế độ không hoặc ít vận động làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì, thiếu vi chất nói chung và vitamin A nói riêng. Về lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến cả tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Có nên tự ý mua vitamin A để bổ sung cho trẻ hay không?
Khi trẻ có chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm, chọn nhiều thực phẩm giàu vitamin A như các hướng dẫn ở phần trên, thì có thể yên tâm mà không cần lo lắng về việc thiếu vitamin A.
Và mẹ cũng không nên vì vậy mà tự ý tìm mua vitamin A ở các kênh không chính thống (bình thường vitamin A không mua được ở quầy thuốc) cho trẻ uống bổ sung vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ cũng như nguy cơ ngộ độc vitamin A do dùng quá liều. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ nếu mẹ nghĩ con mình có nguy cơ thiếu vitamin A.
09/05/2022 16:04
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.