Đăng nhập sổ của bạn
Tại sao vitamin D lại quan trọng với trẻ em và trẻ nhỏ?
Viamin D rất quan trọng với trẻ để tăng trưởng bình thường và phát triển hệ xương. Bổ sung đủ vitamin D từ chế độ ăn hoặc từ ánh nắng mặt trời là cần thiết.
Điều gì có thể xảy ra nếu đứa trẻ không nhận đủ vitamin D?
Những đứa trẻ không được nhận đủ vitamin D có thể mắc một tình trạng được gọi là “còi xương”. Còi xương có thể làm cho xương mỏng và yếu. Một số trẻ bị còi xương có thể có chân vòng kiềng.
Con tôi liệu có nguy cơ thiếu vitamin D không?
Có thể. Nếu con của bạn chỉ bú sữa mẹ hoặc bú mẹ và một ít sữa công thức, bé có thể cần nhiều vitamin D hơn. Sữa mẹ thì có dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ em nhưng nó lại không đủ vitamin D.
Những trẻ sau đây cũng có nguy cơ thiếu vitamin D.
- Da tối màu.
- Không uống đủ sữa hoặc ăn các thực phẩm có chứa vitamin D.
- Dùng 1 số loại thuốc.
- Sinh non.
- Một số bệnh lý có thể gây ra thiếu hụt vitamin D như bệnh xơ nang hay bệnh celiac.
- Dành hầu hết thời gian sống trong nhà hoặc sinh sống ở trong vùng có rất ít ánh nắng.
Làm thế nào để chắc chắn rằng con tôi sẽ đủ vitamin D?
Việc cung cấp vitamin D là cách tốt nhất để con bạn có đủ vitamin D cho hệ xương khỏe mạnh. Cung cấp thông qua viên thuốc, viên nang, dung dịch có dưỡng chất vitamin D trong đó.
Con tôi cần bao nhiêu vitamin D?
Các khuyến cáo đều khuyên rằng: Tất cả trẻ nhỏ và trẻ em cần 400-600 đơn vị quốc tế vitamin D mỗi ngày, bắt đầu ngay vài ngày sau sinh. Nếu con bạn có một số tình trạng bệnh lý có thể gây thiếu hụt vitamin D thì sẽ cần được cung cấp nhiều hơn.
- Đối với trẻ bú mẹ:
Lượng vitamin D cần thiết thông thường không thể cung cấp đủ chỉ bằng sữa mẹ. Sữa mẹ chỉ cung cấp dưới 25UI/L cho tới 78UI/L. Lượng vitamin có trong sữa mẹ liên quan tới tình trạng vitamn D trong cơ thể mẹ. Do đó người mẹ được cung cấp liều cao vitamin D có thể sẽ tạo được nồng độ cao vitamin D trong sữa của mình. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị những đứa trẻ bú mẹ hoàn toàn hay gần hoàn toàn cần được bổ sung 400UI vitamin D mỗi ngày.
- Đối với trẻ bú sữa công thức:
Không cần bổ sung thêm vitamin D vì hầu hết các hãng sữa đều có đủ 400UI vitamin D/lít sữa rồi.
Hãy nói với bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn về loại vitamin D mà bạn đã cho con dùng, liều như thế nào và bổ sung từ khi nào. Liều đúng sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn của từng bé; có bệnh lý nền hay các yếu tố nào khác hay không?
Một điều quan trọng là không cho con bạn dùng quá nhiều vitamin D, có thể sẽ làm cho bé bệnh thêm.
Có xét nghiệm được lượng vitamin D trong cơ thể không?
Có! Bác sĩ hoặc y tá có thể lấy máu và xét nghiệm kiểm tra nồng độ vitamin D của con bạn.
Con tôi có thể lấy lấy vitamin D từ nguồn thức ăn hay nước uống được không?
Có! Thức ăn và đồ uống có nhiều vitamin D bao gồm:
- Sữa công thức, nước cam, sữa chua có bổ sung vitamin D.
- Cá hồi, cá thu đã nấu chín.
- Cá ngừ đóng hộp.
- Ngũ cốc có bổ sung vitamin D.
- Dầu gan cá tuyết
- Con bạn cũng có thể lấy vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Cơ thể sử dụng ánh nắng mặt trời chiếu lên da để tạo nên vitamin D.
Cho trẻ chơi đùa bên ngoài giúp cho trẻ vận động và lấy được vitamin D cùng một lúc. Nhưng điều quan trọng là hãy hỏi bác sĩ của con bạn chơi hay phơi nắng khi nào và bao lâu.
Nên cho con bạn dùng kem chống nắng ít nhất một lúc trong suốt thời gian ở dưới nắng để tránh tổn thương da.
29/04/2022 14:55
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.