Đăng nhập sổ của bạn
11 thực phẩm và đồ uống cần tránh khi mang thai
11 thực phẩm và đồ uống cần tránh hoặc hạn chế tối đa khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Các loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai thường bao gồm thịt cá sống hoặc cá chưa nấu chưa chín kỹ và các thực phẩm khác có nguy cơ nhiễm trùng. Thai phụ cũng có thể cần giảm thiểu caffein và một số đồ uống…
Thủy ngân là một nguyên tố có độc tính cao. Nó không có mức độ phơi nhiễm an toàn và thường ở vùng nước bị ô nhiễm. Với số lượng thủy ngân cao dễ gây độc cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch, thận và có nguy cơ gây ra các vấn đề phát triển nghiêm trọng ở trẻ em, với các tác dụng phụ thậm chí với lượng thấp hơn.
Một số loài cá lớn ở những vùng biển bị ô nhiễm có khả năng tích tụ một lượng thủy ngân cao, do đó, tốt nhất nên tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao khi đang mang thai và cho con bú như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ mắt to, cá cờ, loài cá có màu cam nhám.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các loại cá đều chứa nhiều thủy ngân mà chỉ có một số loại nhất định.
Ăn hải sản sống, đặc biệt là động vật có vỏ như hàu sống, có thể là nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, chẳng hạn như Norovirus, Vibrio, Salmonella và Listeria.
Một số bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng thai phụ gây mất nước và suy nhược nhưng có những bệnh nhiễm trùng khác truyền sang thai nhi với những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Phụ nữ mang thai rất dễ bị nhiễm khuẩn Listeria, có khả năng bị nhiễm Listeria cao gấp 10 lần. Vi khuẩn này được tìm thấy trong đất và nước hoặc thực vật bị ô nhiễm. Cá sống có thể bị nhiễm bệnh trong quá trình chế biến, kể cả hun khói hoặc sấy khô.
Vi khuẩn Listeria có thể truyền sang thai nhi qua nhau thai, ngay cả khi thai phụ không có bất kỳ dấu hiệu bệnh tật nào. Điều này dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Thai phụ tuyệt đối nên tránh cá sống và động vật biển có vỏ, bao gồm nhiều món sushi.
Một số vấn đề tương tự với cá sống cũng ảnh hưởng đến thịt nấu chưa chín. Ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín làm tăng nguy cơ nhiễm một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bao gồm Toxoplasma, E. coli, Listeria và Salmonella.
Những vi khuẩn nói trên đe dọa sức khỏe của thai nhi, có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc các bệnh thần kinh nghiêm trọng, bao gồm thiểu năng trí tuệ, mù lòa và động kinh.
Trong khi hầu hết vi khuẩn được tìm thấy trên bề mặt của miếng thịt nguyên miếng, thì những vi khuẩn khác lại tồn tại bên trong các sợi cơ.
Xúc xích, thịt nguội, thịt chua, nem chua cũng là những thực phẩm dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác nhau trong quá trình chế biến hoặc bảo quản.
Trứng tốt cho phụ nữ mang thai nhưng nếu ăn trứng sống có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella như sốt, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng gây co thắt tử cung, dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu. Những thực phẩm như trứng chiên nhẹ, trứng chần, sốt trứng gà làm tại nhà… được coi là trứng sống. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và con, hãy luôn nấu chín trứng hoặc sử dụng trứng đã tiệt trùng.
Nội tạng là một nguồn cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng bao gồm sắt, vitamin B12, vitamin A, kẽm, selen và đồng, tất cả đều tốt cho bạn và em bé. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vitamin A từ động vật (tiền vitamin A) trong thời kỳ mang thai. Tốt nhất thai phụ chỉ nên ăn gan chỉ vài gram một lần mỗi tuần.
Phụ nữ mang thai thường được khuyên nên hạn chế lượng caffeine tiêu thụ dưới 200mg mỗi ngày. Caffeine được hấp thụ rất nhanh và dễ dàng đi vào nhau thai. Bởi vì trẻ sơ sinh và nhau thai của chúng không có enzyme chính cần thiết để chuyển hóa caffeine, nên mức độ cao có thể tích tụ.
Lượng caffeine cao trong khi mang thai đã được chứng minh là hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân khi sinh. Cân nặng khi sinh thấp dưới 2,5 kg có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và nguy cơ mắc các bệnh mạn tính cao hơn ở tuổi trưởng thành.
Vì vậy, thai phụ hãy hạn chế tối đa để đảm bảo em bé không tiếp xúc với quá nhiều caffein.
Rau sống, củ cải và giá đỗ xanh... có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Môi trường ẩm ướt mà hạt giống cần để bắt đầu nảy mầm là lý tưởng cho những loại vi khuẩn này và chúng hầu như không thể được rửa sạch. Vì lý do này, thai phụ nên tránh hoàn toàn các loại rau, giá sống.
Các loại trái cây và rau quả rửa qua loa hoặc chưa gọt vỏ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm một số vi khuẩn và ký sinh trùng Toxoplasma, E. coli, Salmonella và Listeria từ đất hoặc qua quá trình xử lý.
Sự ô nhiễm dễ dàng xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển hoặc bán lẻ. Một loại ký sinh trùng nguy hiểm có thể tồn tại trên trái cây và rau quả được gọi là Toxoplasma. Phần lớn những người nhiễm không có triệu chứng, nhưng một số người lại cảm thấy như họ bị cúm kéo dài.
Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm vi khuẩn Toxoplasma khi còn trong bụng mẹ không có triệu chứng khi sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng như mù lòa hoặc thiểu năng trí tuệ có nguy cơ phát triển sau này trong cuộc sống. Hơn nữa, một tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh bị tổn thương mắt hoặc não nghiêm trọng khi sinh.
Phụ nữ mang thai chú ý giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng bằng cách rửa kỹ bằng nước, gọt vỏ hoặc nấu chín trái cây và rau quả. Hãy duy trì nó như một thói quen tốt này cho đến khi em bé chào đời.
Sữa tươi, phô mai chưa tiệt trùng và phô mai chín mềm có thể chứa một loạt vi khuẩn có hại, bao gồm Listeria, Salmonella, E.coli và Campylobacter. Điều tương tự cũng xảy ra với nước trái cây chưa tiệt trùng, cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn. Tất cả những bệnh nhiễm trùng này đều có thể gây ra những hậu quả đe dọa đến tính mạng đối với thai nhi.
Vi khuẩn có thể xuất hiện tự nhiên hoặc do ô nhiễm trong quá trình thu thập hoặc lưu trữ. Thanh trùng là cách hiệu quả nhất để tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn có hại nào mà không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chỉ ăn sữa tiệt trùng, phô mai và nước ép trái cây.
Nên tránh uống rượu hoàn toàn khi mang thai, vì nó làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. Ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não của bé.
Uống rượu khi mang thai cũng có thể gây ra hội chứng rượu bào thai, bao gồm dị tật trên khuôn mặt, dị tật tim và thiểu năng trí tuệ. Vì không có mức độ cồn nào được chứng minh là an toàn khi mang thai, nên bạn nên tránh hoàn toàn.
Không có thời điểm nào tốt hơn thời gian mang thai để bắt đầu ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để giúp ích cho cả thai phụ và thai nhi. Bạn sẽ cần tăng lượng nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm protein, folate, choline và sắt.
Một kế hoạch ăn uống tối ưu khi mang thai nên chủ yếu bao gồm các loại thực phẩm nguyên chất, với nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của thai phụ và thai nhi. Đồ ăn vặt đã qua chế biến như các loại bánh snack khoai tây thường ít chất dinh dưỡng và nhiều calo, đường và chất béo bổ sung.
Mặc dù tăng cân là cần thiết trong thời kỳ mang thai, nhưng tăng cân quá mức có liên quan đến nhiều biến chứng và bệnh tật. Chúng bao gồm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, cũng như các biến chứng khi mang thai hoặc khi sinh.
07/05/2023 15:17
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.