Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

21 bài thuốc nam chữa táo bón dễ thực hiện tại nhà

Táo bón lâu ngày không được điều trị có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung.

Táo bón lâu ngày có thể gây: Giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây bệnh trĩ; rách da ở hậu môn (nứt hậu môn); phân không thể tống ra ngoài được (phân áp lực); sa trực tràng…

Ngoài ra, táo bón kéo dài cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng, trẻ em dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao và trí não; ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ do táo bón gây khó chịu, quấy khóc nhiều dẫn đến mệt mỏi, ngủ không ngon giấc…

Theo BSCKII Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Quảng Bình, một số vị thuốc, bài thuốc dễ áp dụng dưới đây có thể giúp điều trị táo bón:

1. Mè đen (hắc chi ma) giúp chữa táo bón

Vị thuốc mè đen giúp trị táo bón.

Theo y học cổ truyền, hắc chi ma (mè đen) có tác dụng bổ âm, sinh tân dịch… Do đó, mè đen giúp chữa táo bón khá hiệu quả.

Cách dùng: Hắc chi ma 20-30 gam, giã, sắc kỹ với 200 ml, uống 2-3 lần trong ngày.

2. Hắc chi ma + tang diệp

Hai vị thuốc nam này có tác dụng bổ âm sinh tân, nên khi được kết hợp với nhau để chữa táo bón rất an toàn và hiệu quả.

Chất dầu trong mè đen là acid béo không no. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, còn có tác dụng làm phân trơn nhuận, làm tăng tiết mật, chữa táo bón. Lá dâu bổ âm, kích thích nhu động ruột làm cho phân không đóng thành tảng.

Cách dùng: Hắc chi ma 30 gam (giã nhỏ), tang diệp 50 gam. Sắc với 500 ml nước uống trong ngày.

3. Chuối

Theo y học cổ truyền, chuối vị ngọt, tính bình; tác dụng kiện tỳ hòa vị, tốt trong việc chữa táo bón. Loại quả này giàu chất xơ, sẽ giúp khôi phục hoạt động của ruột già, cải thiện nhanh tình trạng táo bón mà không cần dùng đến thuốc xổ, nếu bạn ăn hàng ngày.

Cách dùng: Chuối tiêu, chuối quả chín ăn ngày 2-4 quả/ngày.

4. Rau ngót

Theo y học cổ truyền, rau ngót là vị thuốc nam có vị ngọt, tính mát thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, kích thích sinh tân dịch, nhuận tràng

Theo y học học hiện đại, trong rau ngót có ít glucid và lipid, nhưng nhiều protein, nên rất tốt cho sức khỏe chung của cơ thể.

Cách dùng: Rau ngót 50 gam, giã vắt nước, uống 2 lần trong ngày.

5. Củ cải trắng

Củ cải trắng có chứa các carbohydrat khó tiêu là lignin (một loại chất xơ không hòa tan). Ăn củ cải trắng sẽ giúp hệ tiêu hóa giữ nước và làm giảm bớt táo bón. Bên cạnh đó củ cải trắng còn giúp đào thải độc tố và làm dịu hệ thống tiêu hóa cũng như hệ bài tiết.

Cách dùng: Củ cải trắng 100 gam, mật ong 10 ml. Giã củ cãi, ép lấy nước 200ml, đun sôi 2 phút, cho mật ong vào khuấy đều, uống 2 lần trong ngày.

6. Khoai lang đỏ

Khoai lang đỏ một trong những bài thuốc chữa táo bón rất hiệu quả.

Bài 1: Khoai lang đỏ sống 1 củ, gọt vỏ rồi cho vào cối xay nát. Nước sôi 200 ml. Khuấy đều lọc lấy nước để uống hàng ngày tốt nhất là vào mỗi buổi sáng.

Bài 2: Lá khoai lang tươi 60g hay 30g lá khô đem nấu với 2000ml nước để uống trong ngày.

7. Rau diếp cá

Rau diếp cá.

Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có vị tanh, tính mát và chứa rất nhiều chất xơ.

Cách dùng: Rau diếp cá tươi 50 gam hoặc 20 gam khô, nước 1000 ml hoặc 100 gam diếp cá tươi xay lấy nước uống.

8. Uống đủ nước

Uống đủ nước là cách chữa táo bón hiệu quả. Nước lọc (nước đun sôi để nguội) 2.500 – 3000ml uống trong ngày

9. Cây chó đẻ

Cây chó đẻ là một loại thảo dược có vị đắng, tính mát, có tác dụng trị nóng trong người, kích thích đại tiện và giúp ăn uống ngon hơn.

Cách dùng: Cây chó đẻ 40g, nấu 1000 ml nước uống hàng ngày.

10. Chữa táo bón từ hạt thì là

Theo y học cổ truyền, hạt thì là có vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích co bóp nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Cách dùng: Hạt thì là khô 110 gam, sao cho chín vàng, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày uống 5g, bột pha cùng nước ấm để uống vào buổi sáng.

11. Cách chữa táo bón bằng mật ong

Mật ong từ lâu đã được biết đến với rất nhiều công dụng quý cho sức khỏe và được coi như là một vị thuốc đặc biệt để cải thiện hệ miễn dịch, thải độc, kháng khuẩn, ức chế các tác nhân gây hại trong đường ruột. Thành phần vitamin C và lượng nước dồi dào trong mật ong còn giúp bôi trơn đường tiêu hóa và làm mềm phân.

Cách dùng: Mật ong 10- 20ml, pha với nước ấm, khuấy đều và uống ngay vào buổi sáng sớm.

12. Nha đam

Nha đam (lô hội) được sử dụng như một bài thuốc nhuận tràng, giúp cải thiện táo bón, đồng thời có thể giảm tình trạng viêm nhiễm trong đường ruột.

Cách dùng: Nha đam tươi 1 lá ( 30-50g), đường phèn 10 gam. Gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài lá, lấy phần ruột cắt thành những miếng nhỏ sau đó đem nấu chung với đường phèn sôi 1-2 phút, để nguội và chia làm 3 lần ăn trong ngày.

Chú ý chỉ nên áp dụng cách chữa táo bón này đến khi thấy phân mềm, không dùng quá nhiều có thể gây tiêu chảy.

13. Chữa táo bón bằng rau mồng tơi

Theo y học cổ truyền, mồng tơi vị nhạt, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt.

Cách dùng: Lá mồng tơi 50-70 gam, muối vài hạt. Rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước cho muối vào đun sôi để nguội uống một lần.

14. Giảm táo bón bằng hạt mã đề

Cách dùng: Hạt mã đề 15g + 100 ml nước đun sôi để nguội, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1giờ.

15. Chữa táo bón bằng quả sung

Cách dùng: Quả sung khô 20 gam, nước 200 ml, sắc uống, chia 02 lần trong ngày.

16. Lá mơ lông

Lá mơ lông.

Trong Đông y, lá mơ lông là một vị thuốc có tính mát, giúp mạnh tỳ vị, kháng khuẩn, chữa viêm.

Cách dùng: Lá mơ 50 gam rửa sạch, xắt nhuyễn, trộn chung với 2 quả trứng gà và một ít hạt nêm, rồi tráng chín vàng hai mặt. Mỗi tuần ăn món này khoảng 3 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón.

17. Điều trị táo bón bằng lá dâu tằm

Cách dùng: Lá dâu tằm 50 gam, nên chọn lá không quá già cũng không quá non, cho vào 2 lít nước đã đun sôi, đun nhỏ lửa trong 15 phút. Sau đó để nguội và uống thay nước lọc hàng ngày, cho đến khi táo bón hết thì dừng.

18. Rau sam (mã sĩ diện)

Cách dùng: 100g rau sam tươi hoặc 30g khô đem sắc với 1000 ml nước uống hàng ngày.

19. Chữa táo bón bằng tỏi đen

Cách dùng: Tỏi đen là vị thuốc nam chữa táo bón cũng rất hữu hiệu. Tỏi đen 3-5 củ ăn hàng ngày trước bữa ăn.

20. Cao Diếp cá

Cách dùng: Diếp cá nấu thành cao, ngày sử dụng 5-10 gam, pha với dước sôi để nguội uống.

21. Cao đỏ ngọn - diếp cá

Cách dùng: Đỏ ngọn, diếp cá, nấu thành cao. Ngày uống 5-10 gam pha với nước sôi để nguội uống sau ăn 02 lần trong ngày.



 

28/03/2023 09:03

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.