Đăng nhập sổ của bạn
Bài thuốc dành cho trẻ nội nhiệt, táo bón
Trong Y học cổ truyền, trẻ em nội nhiệt, táo bón phần nhiều do trẻ vốn tạng nhiệt, lại ăn nhiều chất bổ, béo, ngọt... lâu ngày tất sinh nội nhiệt.
Trẻ bị nội nhiệt, táo bón thường có biểu hiện người nóng, sắc mặt hồng, môi đỏ, miệng khô khát, tiểu tiện sẻn, đại tiện táo, da khô sần, nổi mụn...
Nguyên nhân sinh bệnh phần nhiều do ăn uống không hợp lý. Trẻ phát sốt, người gầy gò, ăn uống được vẫn gầy sút, miệng khô họng khát. Bệnh thất trị, nóng sốt mãi không khỏi, chính khí ngày càng bị thương, nhiệt thế càng thịnh, chiều đến sốt ấm, thân thể gầy gò, ăn uống kém, ra nhiều mồ hôi dẫn đến phế, tỳ đều hư. Chữa trị cần phải phân biệt bệnh nặng nhẹ, hư, thực theo từng thể bệnh.
Sau đây là một số bài thuốc hay dùng trong trường hợp trẻ em nội nhiệt táo bón theo đối chứng trị liệu:
Phép trị: Thanh nhiệt, sinh tân dịch; nên dùng bài thuốc sau:
Bài 1: Tang diệp 12g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, sinh địa 20g, định lăng 12g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
Công dụng: Bổ âm, thanh nhiệt sinh tân, dùng trong trường hợp nội nhiệt, nhiều mồ hôi, miệng khô khát, ho khan do phế vị nhiệt...
Bài 2: Thạch hộc, mạch môn, hoa phấn, bạch biển đậu, trúc nhự tươi, mỗi thứ 12g, sa sâm 16g, giá đỗ tươi 30g.
Cách dùng: Sắc uống.
Công dụng: Thanh nhiệt, sinh tân... dùng trong trường hợp người nóng, nội nhiệt, đói ăn không nhiều, nôn khan, viêm dạ dày.
Phép trị: chủ yếu bổ âm, thanh nhiệt, nhuận táo... Nên dùng bài thuốc sau:
Bài 1: Hắc chi ma 30g, tang diệp 60g.
Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang, hoặc làm hoàn uống ngày 3 lần, mỗi lần 4g.
Công dụng: Bổ âm, dưỡng huyết, nhuận táo. Bài thuốc thích hợp trẻ em, người lớn nóng táo bón.
Bài 2: Sinh địa 30g, cát căn 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 8g, thiên hoa phấn 10g, cam thảo 4g, gạo tẻ 40g.
Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang, hoặc tán nhỏ làm hoàn ngày 3 lần, mỗi lần 4g..
Công dụng: Sinh tân, chỉ khát, nhuận táo. Bài thuốc này dùng rất tốt trẻ nội nhiệt, táo bón.
Phép trị: Thanh nhiệt lợi tiểu. Nên dùng bài thuốc sau:
Bài 1: Mã đề, mía lau, rễ cỏ tranh mỗi vị 60g dùng tươi, sắc nước uống.
Công dụng: Thanh nhiệt lợi tiểu rất thích hợp trẻ em nội nhiệt, tiểu buốt, tiểu gắt.
Bài 2: Mã đề, cát căn 12g, mạch môn 8g, ngũ vị tử 8g, phục thần 10g, sa sâm 10g, sinh địa 10g, thiên hoa phấn 10g, hoàng bá 10g, trúc diệp 10g, chích thảo 8g. Sắc uống.
Công dụng: Thanh nhiệt, dưỡng âm, sinh tân dịch. Bài thuốc dùng rất tốt cho trẻ nội nhiệt, tiểu vàng ít, tiểu buốt gắt.
Phép trị: Bổ âm, thanh nhiệt, giải độc. Nên dùng bài thuốc sau:
Thành phần: Bạch thược 8g, đương quy 8g, sinh địa 8g, xuyên khung 8g, mạch môn 8g, ngũ vị tử 6g, tang bạch bì 8g, bồ công anh 8g, hoàng bá 8g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
Công dụng: Tư âm, giáng hỏa, thanh nhiệt, tiêu độc... Bài thuốc thích hợp người âm hư huyết nhiệt, da khô sần nổi mụn nhọt.
29/05/2023 17:51
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.