Đăng nhập sổ của bạn
Bài thuốc trị bệnh từ lá tía tô
Tía tô là cây rau gia vị phổ biến ở nước ta. Từ lâu tía tô đã được sử dụng như một dược liệu tự nhiên để giải độc, trừ cảm mạo, chữa bệnh đường hô hấp và an thai...
Đông y xếp lá tía tô vào nhóm thuốc "tân ôn giải biểu", có tên thuốc là tô diệp.
- Tô diệp: Vị cay, tính ấm; vào các kinh phế và tỳ; có tác dụng phát biểu tán hàn (giải cảm lạnh), lý khí hòa trung (điều hòa chức năng tiêu hóa) và an thai.
Tía tô dùng chủ trị ngoại cảm phong hàn, tỳ vị khí trệ (đầy bụng, tiêu hóa kém), thai động không yên, còn được dùng để giải độc tôm cua, mật cá.
- Tô ngạnh (cành tía tô): Có vị cay ngọt, tính hơi ấm; vào 3 kinh phế, tỳ và vị; có tác dụng lý khí giải uất, chỉ thống (giảm đau), an thai, làm mạnh dạ dày, chống nôn mửa; chủ trị ngực bụng đầy tức, thai động bất an.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá tía tô có tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh và làm tăng đường huyết. Nước cất và nước sắc của lá tía tô có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn ruột kết, trực khuẩn lỵ, tụ cầu khuẩn, một số nấm gây bệnh ngoài da.
Cành và lá tía tô có khả năng xúc tiến quá trình phân tiết dịch tiêu hóa, tăng cường nhu động dạ dày, ruột; làm giảm sự phân tiết dịch nhầy trong phế quản, hoãn giải sự co thắt phế quản, do đó có tác dụng giảm ho, trừ đờm và cắt cơn hen suyễn.
Thuốc từ cây tía tô có tác dụng chống đông máu, có thể ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, giảm độ đặc và độ dính của máu, bảo vệ tim mạch, chống ô xy hóa, chống ung thư.
2. Lá tía tô chữa bệnh hô hấp
Bài 1: Dùng lá tía tô 15g, gừng khô 3g; sắc nước uống trong ngày. Hỗ trợ điều trị chữa viêm khí quản mạn tính. Sau khi dùng thuốc 10-15 ngày triệu chứng ho và khó thở cải thiện rõ rệt.
Đa số bệnh nhân phản ánh ăn uống ngon miệng và ngủ ngon giấc hơn. Một số thấy lợi tiểu và giảm phù. Cá biệt thấy miệng khô, nước bọt giảm, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, có tính tạm thời, không cần xử lý, sau một thời gian thì tự hết.
Bài 2: Dùng hạt tía tô, hạt cải thìa, hạt củ cải, liều lượng bằng nhau, tán thô, trộn đều; mỗi ngày dùng 9g sắc nước uống. Nếu đại tiện táo bón thì hòa thêm chút mật ong. Mùa đông trời lạnh thêm 3 lát gừng cùng sắc uống, chữa chứng suyễn thở, ho nhiều đờm ở người cao tuổi.
19/10/2023 08:24
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.