Đăng nhập sổ của bạn
Bữa ăn chiều có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người lớn cũng có thể tự thưởng thức bữa ăn chiều bổ sung để phân phối lượng thức ăn của họ tốt hơn trong ngày khi có nhu cầu.
Chuyên gia dinh dưỡng-nhà tâm lý học Charles Brumauld nhận xét: "Cho phép bản thân ăn nhẹ vào khoảng 4:30-5 giờ chiều thường bị coi là không tốt vì ăn vặt giữa các bữa ăn. Nhưng việc dừng 6 giờ liền không ăn chưa chắc đã hay. Nếu bữa trưa không đủ no để kéo dài đến bữa tối, bạn nên ăn nhẹ...".
Việc lấp đầy khoảng trống nhỏ này đặc biệt cần thiết cho những người hoạt động trí óc hoặc thể chất bền vững, phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường và người cao tuổi.
Bữa ăn nhẹ là một cách tuyệt vời để ổn định năng lượng và điều chỉnh cảm giác thèm ăn. Nếu không có bữa ăn nhẹ vào buổi chiều, nhiều người ăn uống bốc đồng hơn vào buổi tối. Họ thường ăn đậu phộng mở đầu, nhấm nháp trong khi nấu hoặc ăn tối rất nhanh mà không cần nhai, điều này tạo ra tình trạng quá tải calo và khó chịu về tiêu hóa.
Do đó, lựa chọn bữa ăn bổ sung nhỏ này để tránh những bữa tối quá thịnh soạn làm thúc đẩy quá trình tích trữ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Vấn đề không phải là tăng lượng calo bổ sung trong ngày, mà là phân phối lượng dinh dưỡng qua bốn bữa ăn, thay vì ba bữa. TS. Jean-Michel Lecerf, Trưởng khoa Dinh dưỡng tại Viện Pasteur de Lille, Pháp nhận xét: "Chia nhỏ chế độ ăn uống của bạn theo cách này có vẻ khá lành mạnh. Nếu các bữa ăn phụ được cân bằng tốt, thói quen này không dẫn đến tăng cân, mà ngược lại. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chia nhỏ thức ăn giúp giảm mỡ vùng bụng và bình thường hóa lượng đường trong máu. Nhưng nếu bạn không có nhu cầu này thì không nên ép mình vì bữa ăn nhẹ không phù hợp với tất cả mọi người".
Ăn nhẹ mang lại sự thoải mái. Điều đó cho phép bạn dành từ 5 đến 10 phút cho bản thân, giảm bớt áp lực sau một chuỗi công việc dài, chú ý đến các tín hiệu của cơ thể và kích hoạt dây thần kinh phế vị, thúc đẩy sự thư giãn.
Để tận dụng tối đa lợi ích của bữa ăn nhẹ lúc chiều, tốt hơn hết bạn không nên ăn nhẹ khi đang đứng hoặc ngồi trước máy tính. Nếu có thể hãy ở một nơi ngập tràn ánh sáng tự nhiên hoặc nhìn ra cửa sổ. Hít thở sâu ngay trước khi đưa thức ăn vào miệng cũng là một cách chống lại căng thẳng.
Bữa ăn nhẹ lý tưởng không được vượt quá 200 kilocalories, ngoại trừ các vận động viên. Ngay cả khi đồ ngọt được cho phép vào thời điểm này trong ngày, thanh sô cô la, khoai tây chiên giòn và nước ngọt không được khuyến khích vì những thực phẩm công nghiệp này chỉ cung cấp calo rỗng, không có các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể (vitamin, khoáng chất, axit béo omega-3...).
Một quả chuối, một vài hạt điều và hai miếng sô cô la đen tạo nên một bữa ăn nhẹ cân bằng. Hoặc có thể là một hũ phomai trắng nhỏ kèm theo một vài quả phỉ, quả mọng hoặc vài lát kiwi.
22/09/2022 06:34
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.