Đăng nhập sổ của bạn
Mẹo khuyến khích các thói quen ăn uống tốt của trẻ
Khi trẻ em được học cách thực hiện những thói quen ăn uống tích cực ở tuổi nhỏ, các bé sẽ biết cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh khi trưởng thành.
Người lớn làm gương: Cha mẹ phải là tấm gương sáng để con cái noi theo. Một khi cha mẹ có lối sống lành mạnh như lựa chọn thực phẩm thông minh, ăn uống có khoa học và tập thể dục đều đặn, thì chắc chắn rằng trẻ sẽ hình thành được những hành vi ăn uống tích cực.
Lên kế hoạch ăn uống cùng bé yêu: Cùng đọc sách hướng dẫn nấu ăn, cùng lên danh sách thực phẩm cần mua và cùng đi siêu thị, đi chợ. Hướng dẫn cho con lựa chọn các món ăn tốt và tránh thực phẩm không tốt cho sức khỏe, khuyến khích bé phụ giúp mẹ trong việc cân đong các nguyên liệu khi nấu nướng…
Cố định các cử ăn trong ngày: Điều này rất tốt vì sẽ tạo ra một phản xạ có điều kiện trong nếp ăn uống, giúp bé hình thành suy nghĩ có trách nhiệm hơn về buổi ăn của mình: “Tới giờ ăn rồi, ngưng chơi thôi” …
Ăn cùng gia đình: Nghiên cứu cho thấy ăn cùng với gia đình thường xuyên sẽ có những tác động tích cực trong sự phát triển của bé. Ngoài ra, các khoảng thời gian cùng với gia đình giúp cả nhà gắn kết, hiểu nhau, thương yêu nhau hơn. Và trong lúc ăn, cả nhà nhớ phải tắt ti vi nhé!
Xây dựng những quy tắc trong giờ ăn: Các bé đang trong giai đoạn khám phá thế giới xung quanh rất khó ngồi yên để tập trung vào việc ăn. Đôi khi những hình ảnh đơn giản về các quy tắc được vẽ trên tủ lạnh hoặc bàn ăn to, rõ ràng, dễ hiểu nhưng cực kỳ có hiệu quả với trẻ. Ví dụ như
1) Rửa tay sạch trước khi ăn
2) Ăn chậm nhai kỹ
3) Nuốt rồi hãy nói
4) Nhớ ăn rau
5) Không nói khi đang nhai
6) Lau sàn, xếp ghế sau ăn
Sáng tạo: Những món ăn nhiều màu sắc, hình dạng đáng yêu, được sắp xếp trên đĩa ăn một cách thu hút, sẽ làm cho bé có cảm giác muốn thử món ăn đó hơn là tránh né nó.
Không ép bé ăn: Bố mẹ nên đóng vai quan tòa quyết định trẻ nên ăn gì, khi nào, và giao cho các bé đóng vai người quyết định nên ăn bao nhiêu. Phải giúp cho bé hiểu thức ăn được sử dụng để nuôi dưỡng, chứ không phải là phần thưởng hay hình phạt. Bởi vì, về lâu về dài, những phần thưởng bằng thức ăn thường tạo ra nhiều rắc rối hơn là giải quyết vấn đề.
03/05/2022 15:29
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.