Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Cách ăn uống, sinh hoạt thuận theo mùa xuân

Mùa xuân được xem là thời kỳ của sự sinh sôi và phát triển, vì thế việc ăn uống và sinh hoạt cần phù hợp để hỗ trợ quá trình này.

1. Mùa xuân theo quan điểm đông y

Theo sách "Nội kinh yếu chỉ" của cụ Hải Thượng Lãn Ông, ba tháng mùa xuân khí trời ấm áp, khí đất phát sinh, khí trời và khí đất cùng hợp với nhau khiến vạn vật đều tươi tốt. Mùa xuân tựa như vạn vật lúc sơ sinh, chỉ ưng để cho sinh trưởng mà không nên sát hại, chỉ ưng giúp đỡ mà không nên làm hao mòn, chỉ ưng khen thưởng mà không nên trách phạt.

Khí mùa xuân là khởi nguồn phát sinh ra vạn vật, cho nên bỏ tóc xõa, nới dây nịt, mặc đồ rộng, đi bách bộ trước sân cho ý chí dễ phát sinh, cho con người căng tràn sức sống.

Đây là phép dưỡng sinh để thích ứng với sinh khí mùa xuân từ ngàn đời xưa để lại. Cũng với tinh thần kế thừa và phát huy quan điểm của các bậc hiền nhân xưa, những nét ăn uống, nếp sinh hoạt thuận theo mùa xuân phù hợp với đời sống hiện đại ngày nay như thế nào?.

Rau xanh, củ quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa vào mùa xuân.

2. Phương pháp ăn uống thuận theo mùa xuân

2.1. Ăn thực phẩm phù hợp

Mùa xuân là thời điểm cần tập trung vào việc nạp năng lượng cho cơ thể sau mùa đông. Thực phẩm nên giàu dưỡng chất, có tính ấm, nhẹ bụng và dễ tiêu hóa. Các loại rau xanh, củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn tốt. Bữa ăn nên đa dạng các món ăn, cân đối giữa các nhóm dinh dưỡng. Vào thời gian này, nên ăn nhẹ nhàng và không ăn quá no.

Rau xanh và củ quả tươi: Các loại rau và củ quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, góp phần thanh lọc cơ thể. Trong đông y, các loại thực phẩm màu xanh được xem là tốt cho can – cơ quan được coi là quan trọng nhất của mùa xuân.

Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt được đông y coi là thực phẩm cân bằng cả âm và dương, được chắt chiu từ tinh khí của cả trời và đất. Con người khi ăn ngũ cốc cũng sẽ hấp thu được nguồn năng lượng hài hòa, trong lành, tươi mới này.

Thực phẩm giàu protein: Các loại thức ăn giàu đạm như đậu phụ, trứng, thịt nạc giúp xây dựng cơ bắp và góp phần cung cấp năng lượng. Protein đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự tăng trưởng và phục hồi của cơ thể, đặc biệt sau mùa đông lạnh giá.

Gia vị và thảo mộc: Các loại gia vị tự nhiên, có tính ấm như gừng, hành lá, và tỏi không chỉ tăng hương vị cho món ăn mà còn giúp kích thích hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Đông y coi nhiều cây gia vị như các vị thuốc tự nhiên giúp làm ấm cơ thể, cải thiện sự lưu thông khí huyết và tăng cường chính khí của con người, ngăn không cho bệnh tật phát sinh.

Ngũ cốc nguyên hạt cân bằng cả âm và dương thuận với tiết trời mùa xuân.

2.2. Các loại thực phẩm cần tránh

Theo quan niệm đông y, mùa xuân là thời kỳ cơ thể cần được làm mới. Do đó, một số loại thực phẩm lạnh, khó tiêu hoặc quá cay nồng cần được hạn chế hoặc tránh ăn để không làm mất cân bằng cơ thể và gây hại cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe:

Thực phẩm lạnh và đông lạnh: Các thực phẩm lạnh như kem, đồ uống có đá, hoặc thực phẩm từ tủ lạnh có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể và làm chậm quá trình lưu thông khí huyết. Điều này ảnh hưởng đến sự cân bằng âm dương trong cơ thể, đặc biệt là các tạng phủ như tỳ, vị và can.

Thực phẩm khó tiêu và nhiều dầu mỡ: Thực phẩm chứa nhiều chất béo và dầu mỡ như thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình hấp thu và tái tạo năng lượng của cơ thể, khiến cơ thể trì trệ, trái với sự phóng khoáng, tươi mới của mùa xuân.

Thức ăn nhanh nên tránh ăn trong mùa xuân.

Thực phẩm quá cay và nồng: Các loại gia vị như ớt, hạt tiêu có thể gây kích thích quá mức, làm tăng nhiệt trong cơ thể. Trong đông y, mùa xuân là thời kỳ nên tránh gây hỏa vượng để khỏi gây ra sự mất cân bằng, ảnh hưởng không tốt đến tạng can.

Thực phẩm chứa nhiều đường và chất kích thích: Đồ uống nhiều đường, bánh kẹo quá ngọt và thức uống có cồn hay caffeine cũng nên được hạn chế. Những loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể mệt mỏi hoặc hưng phấn quá mức, phá vỡ cân bằng năng lượng trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự an tĩnh của tinh thần.

Dậy sớm tập thể dục giúp kích thích sự lưu thông khí huyết vào mùa xuân.

3. Lối sống thuận theo mùa xuân

3.1. Dậy sớm tập thể dục buổi sáng và ngủ muộn hơn vào buổi tối

Nếu mùa đông là mùa vạn vật ẩn nấp, bế tàng, con người nên ngủ sớm, dậy muộn thì mùa xuân lại là mùa dương khí đến, vạn vật sinh sôi, chúng ta nên thuận theo mà dậy sớm tập thể dục đón luồng sinh khí mới mẻ, lại nên ngủ muộn hơn một chút để tận hưởng tiết trời đẹp đẽ này.

Mùa xuân cũng là thời điểm lý tưởng để tăng cường vận động ngoài trời, với các hoạt động như đi bộ, yoga hoặc tập thể dục nhẹ nhàng đều rất phù hợp. Hơn nữa, vận động vào buổi sáng giúp kích thích sự lưu thông của khí huyết, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, giúp ta sảng khoái và có tinh thần thư thái, sáng suốt hơn.

Có thể thấy rõ rằng theo quan niệm dưỡng sinh của đông y, chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn, viên mãn hơn khi sống hòa hợp với môi trường tự nhiên, thuận theo các mùa, thích nghi với khí hậu thời tiết.

3.2. Cân bằng tinh thần và cảm xúc

Đông y cũng nhấn mạnh đến sự cân bằng tâm trạng. Mùa xuân là thời kỳ hồi sinh, việc duy trì sự lạc quan, tích cực là quan trọng với sức khỏe tinh thần. Mùa xuân, được liên kết với tạng Can và hành Mộc, thường tạo ra sự hưng phấn và năng động.

Việc giữ tâm trạng lạc quan giúp hỗ trợ chức năng của Can, ngăn ngừa "nộ khí" (cáu giận). Điều này phản ánh nguyên tắc của đông y về việc sống hòa hợp với tự nhiên, nơi tinh thần con người phản chiếu sức sống của mùa xuân.

 

3.3. Thích ứng với sự thay đổi thời tiết

Trong đông y, yếu tố này có liên quan chặt chẽ đến việc duy trì sự cân bằng và hài hòa trong cơ thể. Mùa xuân thường có thời tiết biến động, từ lạnh sang ấm. Điều này đòi hỏi cơ thể phải điều chỉnh để tránh các rối loạn do sự thay đổi nhiệt độ.

Thích ứng với thời tiết bao gồm việc mặc đủ ấm khi cần thiết và giảm bớt quần áo dày khi thời tiết ấm lên. Điều này giúp cơ thể duy trì nhiệt độ ổn định, hỗ trợ lưu thông khí huyết, ngăn ngừa các rối loạn do "phong hàn" (gió lạnh) gây ra.

Việc này không chỉ giúp cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài mà còn giúp cân bằng nội tại, hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Mùa xuân theo đông y là thời điểm phát sinh của sự sống, việc ăn uống và sinh hoạt thuận theo tự nhiên không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe thể chất mà còn nâng cao tinh thần và cảm xúc.

Áp dụng những phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn là biểu hiện của sự hiểu biết sâu sắc về trí tuệ cổ xưa của y học cổ truyền, giúp chúng ta sống một cuộc sống trọn vẹn và hài hòa hơn.

16/02/2024 15:54

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Trịnh Nguyên

Đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù cả hai hoạt động đều làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng có những khác biệt về cường độ, tác động...

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Minh Cường

Nhiều người bị cảm lạnh, viêm xoang và ho khá thường xuyên. Thay vì uống thuốc để giảm bớt các triệu chứng, hãy thử áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau…

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

Bảo Lâm

Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy khi bạn mắc cúm A nên ăn những loại trái cây nào để nhanh hồi phục?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

ThS. Nguyễn Mạnh Hùng

Nếu muốn làn da khỏe đẹp, ngoài việc sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da, bạn còn có thể điều chỉnh bằng cách ăn những thực phẩm phù hợp.

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Vũ Thị Tuyết Mai

Từ lâu mật ong đã được sử dụng như một thành phần trong ẩm thực cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng mật ong còn được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp rất an toàn và hiệu quả.

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

Hoàng Nam

Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe với hầu hết mọi người. Có nhiều 'biến tấu' để tăng hương vị cho trà nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những thứ khiến trà ngon hơn, tốt hơn và có những thứ rất tệ.

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Vân Anh

Một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất có thể cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thu Phương

Chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng là lý do việc tích trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh rất phổ biến ở mọi gia đình.

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Mỹ Uyên

Dâu tây là một trong những loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

Thiên Châu

Hãy nhâm nhi những loại trà có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ có liên quan đến việc đốt cháy mỡ bụng.