Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tại nhà lưu ý dành cho cha mẹ

Bệnh tay chân miệng (TCM ) ở trẻ do nhiều chủng virus gây nên, đa phần lành tính, tự ổn định sau 7-10 ngày, bệnh có thể tái lại nhiều lần. Ngoại trừ thuốc hạ sốt giảm đau, các thuốc khác đều ít hiệu quả. Dưới đây là lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ tại nhà.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường có các triệu chứng điển hình như nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng gây vết loét miệng, đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể. Đặc biệt, những bóng nước này khi ấn vào thường không đau, không ngứa kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, nôn ói và tiêu chảy...

Bệnh tay chân miệng (TCM ) ở trẻ do nhiều chủng virus gây nên, đa phần lành tính, tự ổn định sau 7-10 ngày, bệnh có thể tái lại nhiều lần, ngoại trừ thuốc hạ sốt giảm đau các thuốc khác đều ít hiệu quả.

Không có thuốc ngăn được biến chứng và biến chứng hay không phụ thuộc vào từng trẻ... Do vậy, chăm sóc, điều trị triệu chứng và nhận biết được các dấu hiệu có thể có biến chứng là quan trọng nhất.

Những lưu ý cần biết cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý về cách chăm sóc trẻ dễ không mắc các sai lầm đáng tiếc:

  • Không phải kiêng tắm
  • Không tự ý chích hoặc làm vỡ mụn nước.
  • Nên cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, dễ nuốt, chia nhỏ bữa ăn nhiều lần giúp trẻ ăn nhiều hơn.
  • Kiêng đồ ăn chua, cay, quá mặn làm trẻ khó chịu thêm. Hướng dẫn trẻ lớn súc miệng bằng nước muối ấm để vệ sinh và giảm đau cho trẻ.
  • Nếu trẻ quấy khóc nhiều, kể cả không sốt cha mẹ vẫn cần cho bé uống thuốc giảm đau hạ sốt, thông dụng là Paracetamol liều 15mg/kg, không quá 4 lần/ ngày cách mỗi 4-6h hoặc ibuprofen liều 10 mg/kg, không quá 3 lần/ngày cách mỗi 6-8h.

Nên cho trẻ đi khám khi có các triệu chứng nặng để được chẩn đoán xác định và hướng dẫn theo dõi:

Trẻ sốt trên 2 ngày; sốt cao trên 39 độ C, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt ; kích thích - quấy khóc nhiều vô cớ, không thể dỗ nín hoặc ngủ gà ngủ gật; nôn hết mọi thứ; trẻ giật mình lúc thiu thiu ngủ hoặc rùng mình, run người lúc thức; đi lại loạng choạng hoặc ngồi không vững; khó thở hoặc thở bất thường, hoặc bất cứ điều gì cha mẹ cảm thấy con đang nặng hơn.

Những sai lầm khi dùng thuốc điều trị tay chân miệng khiến trẻ nặng hơn

TCM là bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên do sốt ruột mà nhiều cha mẹ dùng rất nhiều thuốc, dưới đây là những sai lầm cần tránh:

Thuốc kháng sinh, kháng virus: TCM là bệnh do virus, kháng sinh không trị được virus gây bệnh, chỉ sử dụng ở số ít bệnh nhân có bằng chứng bội nhiễm thêm vi khuẩn. Với thuốc kháng virus như acyclovir, không có bất kỳ khuyến cáo nào cho phép sử dụng để điều trị TCM.

Thuốc bôi da, giảm ngứa da: Bóng nước của TCM đa phần không ngứa, rất ít khi vỡ và nhiễm trùng thêm. Nếu bóng nước ít và nhỏ chỉ cần tắm sạch cho trẻ hàng ngày, tránh kiêng tắm để da bẩn gây ngứa, trẻ gãi có thể gây bội nhiễm. Trẻ có nhiều bóng nước lớn, vỡ có thể bôi các thuốc sát trùng ngoài da như xanhmethylen, kem chứa ion bạc... Một số trẻ có ngứa nhiều có thể dùng thuốc kháng histamine để giảm ngứa.

Thuốc bôi miệng: Các tổ chức nhi khoa lớn trên thế giới không khuyến cáo sử dụng các dạng thuốc bôi miệng nào, trên hết các tổn thương này lành tính và đa phần tự ổn định. Do đó, nếu bé không hợp tác không nhất thiết sử dụng. Thực tế uống thuốc giảm đau, hạ sốt giúp trẻ giảm đau, quấy khóc và đơn giản hơn nhiều. Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi muốn dùng bất cứ thuốc bôi gì để giảm đau.

Thuốc chống viêm corticoid: Một số thuốc thường dùng như betamethason, prednisolone, dexamethasone… các thuốc này không làm trẻ nhanh khỏi hơn, nhưng có tác dụng phụ rất lớn đến miễn dịch, nội tiết... của trẻ. Dexamethasone chỉ được sử dụng trong trường hợp nặng điều trị nội trú như viêm não...

Tóm lại: Với bệnh tay chân miệng việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng hạ sốt là quan trọng nhất giúp cải thiện sự khó chịu của trẻ và chờ đợi bệnh khỏi. Bệnh TCM do virus gây ra và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên với trẻ được theo dõi và điều trị ngoại trú cha mẹ cần chú ý khi sử dụng thuốc cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không thể cho trẻ dùng thuốc theo kinh nghiệm hay lời mách bảo.

 

28/07/2023 07:36

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.