Đăng nhập sổ của bạn
Chăm sóc vùng kín khi mang thai
Trong suốt thai kỳ, nếu vùng kín của mẹ bầu không được vệ sinh sạch sẽ một cách thường xuyên sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng xâm nhập và phát triển.
Một số thay đổi của vùng kín phụ nữ trong thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi rất rõ rệt về mặt sinh lý, do sự biến động của nội tiết tố trong cơ thể, từ đó kéo theo các thay đổi về hoạt động và chức năng của cơ quan sinh sản.
Âm đạo của bà bầu thường tiết dịch khá nhiều. Các dịch tiết này tạo ra môi trường ẩm ướt trong âm đạo, đây là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn và vi nấm có hại, gây ra các bệnh phụ khoa ở bà bầu như: ngứa, viêm, nhiễm trùng...
Viêm nhiễm vùng kín ngoài việc gây khó chịu cho mẹ còn có thể làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng ối hoặc các bệnh hậu sản khác.
Ngoài ra, khi mang thai, môi âm hộ và âm đạo có cảm giác đầy hơn, bị sưng. Sự thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu cũng có thể khiến âm đạo và môi âm hộ của bạn sẫm màu và có màu hơi xanh.
Vùng âm hộ và âm đạo của bạn cũng có thể bị giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân do lượng máu tăng lên và tốc độ máu chảy từ chi dưới của bạn giảm xuống. Hầu hết các chứng giãn tĩnh mạch âm hộ sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần sau khi sinh.
Cách chăm sóc vùng kín cho bà bầu
Hãy giữ vùng kín khô ráo, thoáng mát. Bằng cách rửa sạch vùng kín 2 lần/ ngày. Nên mặc quần lót thoáng mát, có nhiều contton. Tránh mặc quần chật, bó.
- Không nên ngâm vùng kín dưới nước quá lâu (kể cả ngâm bồn) .
- Vệ sinh, rửa vùng kín bằng nước sạch. Không nên tự ý pha nước muối để vệ sinh vì: Nước muối sẽ gây cảm giác khô âm đạo, khó chịu cho chị em, nhất là khi nước muối được pha ở tỷ lệ không hợp lý với quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc ở vùng kín. Điều này càng làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.
- Nếu có dấu hiệu bị viêm nhiễm như: âm đạo tiết dịch bất thường, gây ngứa, có mùi hôi, tanh thì bắt buộc phải đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám. Không tự ý điều trị tại nhà hay mua các dung dịch vệ sinh phụ nữ đang được quảng cáo mà chưa được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kê đơn.
- Trước và sau khi quan hệ tình dục, cần phải vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục. Tốt nhất nên quan hệ tình dục lành mạnh, thủy chung 1 vợ 1 chồng. Trong thời gian thai kỳ không nên dùng bao cao su dễ gây kích ứng, không xuất tinh vào trong âm đạo.
Ngoài ra, mẹ bầu nên thay quần lót 2 lần/ngày để giữ vùng kín luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh sự hình thành và phát triển của các tác nhân gây bệnh. Cách chăm sóc vùng kín cho bà bầu không hề khó đúng không, chỉ cần bạn kiên trì làm đúng cách mỗi ngày.
Khi xuất hiện dấu hiệu chảy máu vùng kín, mẹ bầu cần ngay lập tức đi khám bác sĩ. Đây là dấu hiệu báo nguy hiểm đến em bé, dọa sinh non, sảy thai. Còn nếu bị chảy máu vùng kín sớm kèm theo những cơn đau bụng dữ dội là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung, vô cùng nguy hiểm cho mẹ và bé.
Nắm vùng cách chăm sóc bản thân sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn trong hành trình mang thai, giúp thai kỳ thuận lợi, mẹ tròn con vuông. Ngoài chăm sóc vùng kín, mẹ bầu khi mang thai cũng cần lưu tâm đến sức khỏe toàn diện của bản thân. Chăm sóc thai kỳ tại các spa chăm sóc bầuuy tín, chuyên nghiệp sẽ giúp mẹ giảm đau nhức hiệu quả, giải tỏa stress, giúp mẹ luôn rạng rỡ, khỏe mạnh.
12/04/2022 15:10
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.