Đăng nhập sổ của bạn
Những lưu ý trong ba tháng đầu thai kỳ
Ba tháng đầu của thai kỳ, cơ thể phụ nữ bắt đầu có những thay đổi đồng thời có nhiều băn khoăn, lo lắng, nhất là những phụ nữ lần đầu làm mẹ.
Một thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần. Thời kỳ mang thai được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 tháng, tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Ba tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian giữa sự thụ tinh của trứng bởi tinh trùng và tuần thứ 12 của thai kỳ.
Điều gì xảy ra với cơ thể phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ?
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi. Cơ thể tiết ra hormone ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể.
Dấu hiệu đầu tiên có thể mang thai là bị chậm kinh. Khi vài tuần đầu tiên trôi qua, một số phụ nữ gặp phải như mệt mỏi, đau bụng, tâm trạng lâng lâng, ngực hơi căng, ợ nóng, buồn nôn, nôn, tăng cân, đau đầu, thèm ăn một số loại thực phẩm nhưng cũng sợ một số loại thực phẩm và có hiện tượng táo bón.
Trong thời gian này, thai phụ có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc ăn nhiều bữa nhỏ hơn. Tuy nhiên, một số phụ nữ hoàn toàn không cảm thấy những triệu chứng này.
Thai nhi thế nào trong ba tháng đầu của thai kỳ?
Ngày đầu tiên của thai kỳ cũng là ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Khoảng 10 đến 14 ngày sau, trứng được phóng thích, kết hợp với tinh trùng và xảy ra quá trình thụ thai.
Em bé phát triển nhanh chóng trong tam cá nguyệt đầu tiên. Thai nhi bắt đầu phát triển não và tủy sống, các cơ quan bắt đầu hình thành. Tim của em bé cũng sẽ bắt đầu đập trong tam cá nguyệt đầu tiên. Cánh tay và chân bắt đầu nhú trong vài tuần đầu, đến cuối tuần thứ tám, ngón tay và ngón chân bắt đầu hình thành. Vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên, các cơ quan sinh dục của em bé đã hình thành.
Khi nào nên đi khám trong ba tháng đầu thai kỳ?
Thai phụ nên đi khám mỗi tháng một lần trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Khi mới biết mình có thai, cần đi khám để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn chưa sử dụng vitamin trước khi sinh, hãy bắt đầu ngay lập tức. Tốt nhất, thai phụ nên đi khám mỗi tháng một lần trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Trong lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử sức khỏe đầy đủ, thực hiện khám sức khỏe tổng thể và vùng chậu, siêu âm để xác nhận mang thai, thực hiện các xét nghiệm cần thiết, đo huyết áp thai phụ, ước tính ngày dự sinh, sàng lọc các yếu tố nguy cơ như thiếu máu, kiểm tra mức độ tuyến giáp, kiểm tra cân nặng của thai phụ.
Khi được khoảng 11 tuần, bác sĩ sẽ thực hiện một xét nghiệm gọi là quét độ mờ da gáy. Thử nghiệm sử dụng siêu âm để đo đầu của em bé và độ dày của cổ em bé. Các phép đo có thể giúp xác định khả năng con bạn sinh ra với một chứng rối loạn di truyền được gọi là hội chứng Down và cũng có thể sàng lọc di truyền…
Cách giữ sức khỏe trong ba tháng đầu thai kỳ
Điều quan trọng là thai phụ phải nhận thức được những điều nên làm và những điều cần tránh khi mang thai để chăm sóc bản thân và thai nhi đang phát triển.
Dưới đây là các biện pháp thai phụ cần thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên:
Bên cạnh việc khám thai định kỳ, để bảo đảm sức khỏe tốt cho bản thân và thai nhi, thai phụ nên thực hiện một chế độ ăn lành mạnh nhiều trái cây, rau quả, các dạng protein ít chất béo và chất xơ, đầy đủ dinh dưỡng. Chú ý ăn đủ calo (nhiều hơn bình thường khoảng 300 calo). Uống đủ nước, bổ sung vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ. Thường xuyên tập luyện, vận động phù hợp. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.
Những điều nên tránh trong tam cá nguyệt đầu tiên:
Tập thể dục nặng nhọc hoặc rèn luyện sức mạnh có thể gây nguy cơ chấn thương và ảnh hưởng xấu đến cho dạ dày.
Uống rượu, caffeine ( tốt nhất không nên uống rượu và không uống quá một tách cà phê hoặc trà mỗi ngày)
Hút thuốc và các chất gây nghiện.
Không ăn rau mầm sống, cá sống, các loại cá to có hàm lượng thủy ngân cao hoặc hải sản hun khói. Không sử dụng sữa chưa tiệt trùng; các loại thịt nguội…
Không tiếp xúc với phân mèo để ngừa nguy cơ lây bệnh ký sinh trùng gọi là bệnh toxoplasma.
11/04/2022 21:23
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.