Đăng nhập sổ của bạn
Công dụng của cháo sắn dây
Trong y học cổ truyền, sắn dây được xếp vào nhóm thuốc 'phát tán phong nhiệt' với tên thuốc là cát căn, có công dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, tiêu độc, giảm sốt, mẩn ngứa...
Sắn dây thuộc cây họ đậu, có vị ngọt, tính mát. Tác dụng trị tiêu chảy, chống khát, giải biểu, tiêu nhiệt, chữa bệnh nhức đầu do cảm lạnh, cảm nắng và ban chẩn không mọc ra được… rất công hiệu
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, sắn dây có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tuần hoàn, tăng độ đàn hồi của động mạch vành, chống thiểu năng tuần hoàn não và thiếu máu cơ tim cấp tính, nhờ tác dụng gia tăng lượng máu cung cấp cho các tổ chức não và cơ tim.
Sắn dây còn có tác dụng hạ huyết áp. Thành phần có tác dụng hạ huyết áp là puerarin và một số chất có gốc aglycone. Ngoài những ứng dụng cổ truyền, hiện tại sắn dây có thể sử dụng để chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch vành, thiếu máu não, kèm theo các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, cổ gáy cứng đơ.
- Thành phần: Bột sắn dây 15g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ.
- Cách dùng: Gạo vo sạch, thêm nước vào nấu thành cháo, cháo chín bỏ bột sắn dây vào, bột chín là được, thêm đường, chia ăn trong ngày.
- Công dụng: Trừ nhiệt, giải phiền muộn. Chủ trị cảm mạo phong nhiệt, sốt không có mồ hôi, đau đầu, ù tai, khát nước do nhiệt, cổ họng sưng đau, tiêu chảy do tỳ hư, tăng huyết áp, suy tim, giải độc rượu.
- "Bản thảo cương mục" cho rằng, bột sắn dây có tác dụng giải khát, lợi đại tiểu tiện, giải rượu, trừ được nóng nhiệt khó chịu trong người, trẻ em lở loét do nhiệt.
- "Thực y tâm kính" cho rằng, cháo bột sắn dây dùng để trị trẻ em bị nôn mửa.
- "Thái bình thánh huệ phương" trị chứng khát nước nóng bức khó chịu trong người, nôn mửa do trúng gió, không ăn được... Bột sắn dây rất thích hợp với các chứng lở loét do nhiệt, cổ họng sưng đau, khát nước khó chịu trong người.
- "Danh y biệt lục" cho rằng, sắn dây trị nhức đầu do trúng gió trúng lạnh, làm cho cơ thể thoải mái dễ chịu ra mồ hôi. Tác dụng trị tiêu chảy, chống khát; giải biểu, tiêu nhiệt của rễ sắn dây được các thầy thuốc rất coi trọng.
Nhiều danh y dùng rễ sắn dây trị chứng tiêu chảy do tì vị hư nhược. Qua nghiên cứu tính chất dược lý, rễ sắn dây không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà còn giúp tăng lưu lượng máu ở mạch máu não và động mạch vành.
Căn cứ vào ghi chép của sách y học và kinh nghiệm thực tiễn lâm sàng, cháo rễ sắn dây có hiệu quả trị liệu rất tốt đối với bệnh tăng huyết áp, chứng điếc tai đột phát thời kỳ đầu.
Tuy nhiên, Trương Nguyên Tố đời Kim có nói "Không nên dùng nhiều, sợ hư tổn vị khí". Người bị viêm loét dạ dày sau khi dùng cháo sắn dây có thể bị trướng bụng, khó chịu, nên dùng ít.
- Chữa đau đầu, sốt nóng, đau mình mẩy: Cát căn (củ sắn dây thái lát, phơi hoặc sấy khô) 10g, địa liền 5g, bạch chỉ 5g. Phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.
- Thuốc giải nhiệt, tiêu khát, tiêu độc: Rau má để tươi rửa sạch 20g, giã nát, thêm nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt rồi hòa 10g bột sắn dây. Thêm đường, uống làm một lần.
- Chữa sốt rét, khát nước, không có mồ hôi: Cát căn 8g, đại táo 5g, ma hoàng 5g, gừng sống 5g, cam thảo 4g, quế chi 4g, bạch thược 4g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm hai lần, uống trong ngày.
26/06/2023 18:14
Đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù cả hai hoạt động đều làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng có những khác biệt về cường độ, tác động...
Nhiều người bị cảm lạnh, viêm xoang và ho khá thường xuyên. Thay vì uống thuốc để giảm bớt các triệu chứng, hãy thử áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau…
Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy khi bạn mắc cúm A nên ăn những loại trái cây nào để nhanh hồi phục?
Nếu muốn làn da khỏe đẹp, ngoài việc sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da, bạn còn có thể điều chỉnh bằng cách ăn những thực phẩm phù hợp.
Từ lâu mật ong đã được sử dụng như một thành phần trong ẩm thực cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng mật ong còn được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp rất an toàn và hiệu quả.
Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe với hầu hết mọi người. Có nhiều 'biến tấu' để tăng hương vị cho trà nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những thứ khiến trà ngon hơn, tốt hơn và có những thứ rất tệ.
Một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất có thể cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.
Chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng là lý do việc tích trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh rất phổ biến ở mọi gia đình.
Dâu tây là một trong những loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Hãy nhâm nhi những loại trà có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ có liên quan đến việc đốt cháy mỡ bụng.