Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Dấu hiệu nhận biết sốt rét, cách phân biệt với sốt xuất huyết

Từ đầu năm đến nay, đã có 64 ca mắc sốt rét được ghi nhận tại Lai Châu (tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái) và 81 ca ghi nhận tại Khánh Hòa (tăng 100% so với cùng kỳ).

Sốt rét là căn bệnh do ký sinh trùng Plasmodium mà muỗi Anophen là vật trung gian truyền bệnh. Bệnh có thể lây qua đường truyền máu, mẹ sang con, dùng chung bơm kim tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét hoặc do bị muỗi đốt.

Người vừa khỏi bệnh có thể tái mắc bệnh, vì có nhiều loại ký sinh trùng sốt rét khác nhau. Mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu sống hoặc có qua lại vùng rừng núi nơi có bệnh sốt rét lưu hành và bị muỗi Anophen đốt.

Các triệu chứng của bệnh sốt rét

‎Người bị sốt rét thường có biểu hiện qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn rét run: Người bệnh lạnh run toàn thân, môi tái, mắt quầng , nổi da gà, thường kéo dài 1/2- 2 giờ.

- Giai đoạn sốt cao: Thân nhiệt nóng dần có thể sốt 38-40 độ C, mặt đỏ, da khô nóng, đau đầu, khát nước, hơi đau tức vùng gan lách thường kéo dài 1- 3 giờ.

- Giai đoạn vã mồ hôi: Thân nhiệt giảm dần, vã mồ hôi, khát nước, bớt đau đầu, cảm giác bệnh khỏe lại.

Có nhiều trường hợp mắc sốt rét không có cơn sốt điển hình, người bệnh chỉ cảm thấy ớn lạnh hoặc gai rét.

Sốt rét được chia làm 2 loại: Sốt rét thông thường chưa có biến chứng và sốt rét ác tính có biến chứng dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm và có thể tử vong sau 12 giờ đồng hồ sau khi có triệu chứng của bệnh.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh sốt rét việc chẩn đoán chính xác và kịp thời vô cùng quan trọng vì bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và đe dọa tính mạng người bệnh và có thể gây ra những hậu quả khôn lường khác trong đó có thể là:

‎‎- Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu./p>

Người vừa khỏi bệnh vẫn có thể mắc lại sốt rét vì có nhiều loại ký sinh trùng sốt rét khác nhau. (Ảnh minh hoạ)

- Gan to, lách to.

- Trẻ em bị mắc bệnh Sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.

- Phụ nữ có thai mắc bệnh Sốt rét dễ gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.

- Phụ nữ khi mang thai nhiễm ký sinh trùng sốt rét, có thể sinh con bị sốt rét bẩm sinh. Đối với các trẻ nhỏ bị mắc bệnh sốt rét sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng, suy hô hấp, gan to, lách to, tổn thương đa cơ quan và có thể tử vong chỉ trong 72 giờ. Thông thường, trẻ mắc sốt rét chỉ có biểu hiện là sốt nên rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh khác.

Phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết

Hiện nay khi các ca bệnh sốt xuất huyết gia tăng điều này khiến nhiều người lo lắng việc phân biệt nhận biết sốt xuất huyết và sốt rét bằng các biểu hiện như thế nào?

Có triệu chứng để phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét như sau:

Vệ sinh, phát quang để không còn nơi cho muỗi trú ẩn gây bệnh.

 

- Thời gian ủ bệnh hay thời gian xuất hiện triệu chứng của sốt xuất huyết và sốt rét khác nhau:

+ Nếu là sốt xuất huyết: Các triệu chứng của bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện sau khoảng 4 – 5 ngày kể từ khi bị sốt. Từ lúc phát hiện với những cơn sốt đầu tiên, khoảng 7 – 10 ngày sau bệnh sẽ bắt đầu giảm dần.

+ Nếu là sốt rét: Những triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện lâu hơn, sau 10 – 15 ngày kể từ khi bị muỗi đốt.

- Sốt và xuất huyết dưới da

Để phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét thì các biểu hiện sốt và xuất huyết dưới da cũng có điểm khác nhau.

+ Sốt xuất huyết: Các biểu hiện khởi phát của sốt xuất huyết là những cơn sốt cao đột ngột kéo dài suốt 3 – 4 ngày. Cơ thể có thể sốt từ 39 hoặc hơn 40 độ, đi kèm với đó là đau đầu và đau nhức xương kéo dài, sau khi hạ sốt sẽ chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu, buồn nôn, chán ăn,…

+ Sốt rét thường có biểu hiện qua ba giai đoạn:

Rét: Với người mắc sốt rét sẽ có thời gian sốt ngắn hơn. Triệu chứng ban đầu rất đa dạng như sốt cách nhật (mỗi ngày lên cơn sốt một lần) và lạnh run từng cơn theo chu kỳ. Ngoài ra, sốt rét có nhiều triệu chứng đi kèm như đau khớp, buồn nôn và nôn, đổ nhiều mồ hôi và thiếu máu, da xanh xao, ớn lạnh…

Sau những dấu hiệu trên, sốt rét sẽ quay lại với những cơn sốt điển hình lần lượt qua 3 giai đoạn cụ thể. Đó là giai đoạn rét run, giai đoạn sốt nóng, giai đoạn vã mồ hôi. Ngoài ra, sốt rét cũng phức tạp hơn vì có 2 loại là sốt rét biến chứng và sốt rét không biến chứng.

Muỗi Anophen là vật trung gian truyền bệnh sốt rét

‎Các biện pháp phòng bệnh sốt rét

Để không mắc bệnh Sốt rét cần phải phòng tránh muỗi đốt, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.

- Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi.

‎‎- Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv.../p>

‎- Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.

‎- Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: Đau đầu, mệt mỏi, đau các cơ, rối loạn tiêu hóa, rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

17/08/2023 15:33

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.