Đăng nhập sổ của bạn
Dâu tằm là cây thuốc hỗ trợ điều trị viêm họng mùa hè
Cây dâu tằm - loài cây được sử dụng nhiều bộ phận làm thuốc với nhiều công dụng quý trong hỗ trợ điều trị viêm họng.
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, oi bức kéo dài, chúng ta thường có xu hướng đi tìm các phương pháp để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, chính việc lạm dụng các phương pháp làm mát như điều hòa quá thấp, ăn đồ lạnh, để quạt thốc thẳng vào cổ họng… là những nguyên nhân dẫn tới viêm họng vào mùa hè.
Trong số các cây thuốc có tác dụng cải thiện chức năng của họng trong bệnh viêm họng phải kể đến cây dâu tằm với các bộ phận làm thuốc của nó.
Rễ dâu sau khi được thu hoạch đem rửa sạch, cạo lớp vỏ vàng bên ngoài, tước lấy vỏ trắng đem rửa sạch rồi phơi khô, có thể tẩm với mật.
Vỏ rễ cây dâu được gọi là tang bạch bì, vị ngọt, tính lạnh; dùng để điều trị các trường hợp ho nhiều đờm do viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi.
Sử dụng từ 6-12g/ngày, sắc 3 bát lấy 1 bát, chia 2-3 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Ngoài ra, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc khác trong điều trị viêm họng.
Lá dâu được thu hái vào đầu mùa hè, hái lá bánh tẻ rồi phơi khô trong bóng râm để sử dụng hoặc có thể dùng trực tiếp lá tươi.
Lá dâu còn có tên là tang diệp, vị đắng, ngọt, tính mát; điều trị các trường hợp cảm, sốt, dị ứng, ho, viêm họng, tăng huyết áp.
Sử dụng lá khô 8-16g/ngày. Dùng lá tươi có thể tới 20-40g/ngày. Nếu viêm họng do lạnh, có thể lấy lá dâu đun cùng húng chanh lấy nước uống.
Thu hoạch quả dâu chín đỏ sậm vào cuối hè, không dùng quả non hoặc quá già.
Quả dâu được gọi là tang thầm, vị chua ngọt, tính mát; là vị thuốc có tác dụng bổ dưỡng huyết rất tốt, giải khát, làm thông lợi đại tiểu tiện.
Mùa hè có thể làm siro dâu để giải khát, tư nhuận hầu họng, làm mát cơ thể, dưỡng huyết, tươi nhuận nhan sắc, góp phần làm giảm nguy cơ viêm họng mùa hè.
Cách chế biến: Bỏ những quả dâu dập, úng, sâu, sau đó rửa nhẹ nhàng rồi đợi ráo nước. Cho dâu vào trong lọ thủy tinh rồi rải đường lên, cứ một lớp dâu lại một lớp đường với tỉ lệ 1 : 1. Lưu ý: Lớp trên cùng rải đường phủ kín dâu đề phòng mốc. Đậy chặt nắp lọ rồi để ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Sau 1 tuần có thể lấy ra để dùng. Lọc bỏ bã qua rây, miếng lọc rồi bảo quản trong chai sạch. Khi sử dụng, pha siro dâu với nước cho hợp khẩu vị rồi sử dụng tùy theo sở thích.
Hoặc có thể đem quả dâu nấu thành cao. Đun lấy nước dâu tằm, vớt bỏ bã rồi tiếp tục đun để cô nước đun thành dạng cao lỏng, thêm mật ong.
Tóm lại, trong các thành phần được sử dụng của cây dâu tằm, lá dâu và quả dâu là hai thành phần dễ tìm kiếm, thu hái, có giá trị sử dụng cao trong việc làm giảm triệu chứng đau họng. Rễ cây dâu sẽ được cân nhắc dùng trong trường hợp viêm họng biến chứng dẫn tới viêm phế quản, viêm phổi...
Ngoài ra, cần chú ý tới sinh hoạt, ăn uống để phòng tránh mắc viêm họng mùa hè. Không ở phòng điều hòa quá lạnh và khô, không uống nước đá hay ăn các đồ ăn lạnh quá nhiều. Vận động ở nơi thoáng mát, tránh nắng nóng, làm mất nhiều mồ hôi…
Khi xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, ho ra đờm vàng đục, đau họng kéo dài không khỏi, cần đi khám chuyên khoa để có hướng điều trị hợp lý, nhằm phòng tránh các biến chứng.
14/06/2023 20:46
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.