Đăng nhập sổ của bạn
Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không?
Nuôi con bằng sữa mẹ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu người mẹ bị nhiễm virus HPV có thể cho con bú một cách an toàn không?
Virus HPV phổ biến đến mức hầu như tất cả những ai có hoạt động tình dục đều có khả năng bị nhiễm virus vào một thời điểm nào đó.
Virus u nhú ở người (HPV) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có liên quan đến một số loại ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung hậu môn, vòm họng... Phụ nữ cho con bú sữa mẹ lo lắng về việc lây lan virus sang trẻ sơ sinh qua sữa mẹ. Tuy nhiên, đối với hầu hết những người mẹ có HPV, việc cho con bú là an toàn và lợi ích vượt trội hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, đến thời điểm hiện nay, không có kết quả nghiên cứu nào cho thấy phụ nữ bị nhiễm virus HPV nên tránh cho con bú, việc truyền virus HPV từ mẹ sang con qua việc cho con bú là rất khó xảy ra.
Bác sĩ Tuấn Anh nhấn mạnh, lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ lớn hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào. Trên thực tế, các kháng thể trong sữa mẹ có thể bảo vệ con khỏi nhiều bệnh tật và các biến chứng sức khỏe khác.
Cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các chủng HPV đều dẫn đến ung thư. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các chủng HPV "nguy cơ cao" có thể dẫn đến ung thư và các vấn đề về sức khỏe sau này.
Một nghiên cứu năm 2011 ở Mỹ đã đánh giá 80 mẫu sữa mẹ được cung cấp bởi những bà mẹ bị nhiễm một trong những chủng HPV "nguy cơ cao". Con của những bà mẹ này đã được kiểm tra sự hiện diện của virus trong vật liệu di truyền xung quanh miệng và trong cổ tử cung. Một chủng HPV nguy cơ cao đã hiện diện trong hai mẫu sữa (2,5%), nhưng các nhà nghiên cứu không tìm thấy HPV ở những đứa trẻ tiếp xúc với loại sữa này. Kết quả này cho thấy rằng một số ít phụ nữ nhiễm HPV có thể truyền virus vào sữa, nhưng nguy cơ em bé bị nhiễm HPV từ sữa mẹ là cực kỳ thấp.
Một nghiên cứu năm 2012 đã đưa ra kết luận tương tự sau khi phân tích 40 mẫu sữa mẹ, qua đó đã tìm thấy virus có nguy cơ cao trong 6 mẫu nhưng nghiên cứu đánh giá không có khả năng có mối liên hệ giữa ung thư và sự lây truyền của nó. Một nghiên cứu khác năm 2017 không tìm thấy bằng chứng về việc lây truyền virus HPV từ mẹ sang con.
Theo bác sĩ Tuấn Anh, khi cân nhắc việc cho con bú trong trường hợp nhiễm virus HPV thì nguy cơ lây truyền virus tiềm ẩn không phải là điều duy nhất cần nghĩ đến. Điều quan trọng là phải xem xét những lợi ích của việc cho con bú.
Trẻ bú sữa mẹ ít có khả năng bị viêm phổi, cảm lạnh hoặc virus đường hô hấp. Trẻ cũng ít có khả năng bị nhiễm trùng đường tiêu hóa như tiêu chảy. Trẻ bú sữa mẹ cũng giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại lợi ích cả cho các bà mẹ. Nếu cho con bú sữa mẹ, mẹ có thể hồi phục sau khi sinh con nhanh hơn. Điều này đúng vì cơ thể mẹ giải phóng hormone oxytocin trong thời gian cho con bú. Oxytocin có tác dụng giúp tử cung trở lại kích thước bình thường và làm giảm chảy máu sau sinh.
Ngoài ra, các bà mẹ cho con bú có thể giảm nguy cơ ung thư vú, tử cung, buồng trứng và giảm nguy cơ phát triển các bệnh đái tháo đường type 2, viêm khớp dạng thấp, tăng huyết áp, cholesterol cao…
Không có cách chữa khỏi virus HPV, nhưng có thể điều trị nếu virus gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết những người được chẩn đoán nhiễm virus HPV đều không có dấu hiệu và bệnh thường tự khỏi. Nếu HPV gây ra mụn cóc sinh dục, bác sĩ có thể kê đơn điều trị.
Thực hành tình dục an toàn làm giảm sự lây lan của virus, nhưng không phải là phương pháp phòng ngừa triệt để. Lựa chọn tốt nhất để ngăn ngừa HPV là tiêm vaccine chống lại virus. Bác sĩ Tuấn Anh khuyến nghị, nên tiêm vaccine với những bà mẹ từ 26 tuổi trở xuống đang cho con bú khi chưa được tiêm vaccine trước đó. Virus tiềm ẩn được sử dụng trong vaccine ngừa virus HPV sẽ không làm cho virus phát triển trong sữa mẹ và sẽ không lây truyền virus sang trẻ đang bú mẹ.
Cha mẹ cũng nên cân nhắc việc tiêm vaccine phòng HPV cho con cái cả bé trai và bé gái chống lại virus HPV trong độ tuổi từ 11 đến 12 tuổi.
Những phụ nữ lo lắng về nguy cơ phát triển virus HPV trong thời kỳ cho con bú nên đi khám để được tư vấn. Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, việc cho con bú mang lại những lợi ích sức khỏe lớn hơn những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến việc tiếp xúc với virus HPV trong sữa mẹ.
29/05/2023 17:49
Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?
Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.
Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.
Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.
Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.
Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.
Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?