Đăng nhập sổ của bạn
Miếng dán tránh thai có tác dụng phụ không?
Dùng miếng dán tránh thai về cơ bản rất tiện lợi. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp tránh thai này cần phải biết những điều dưới đây.
Miếng dán tránh thai được thiết kế khá mỏng tầm 4,5cm, được dán trực tiếp trên vùng da của mông, lưng, bụng, hoặc trên bắp tay. Cơ chế tránh thai của miếng dán là ngăn cản sự rụng trứng. Nếu trứng không rụng, tinh trùng không thể thụ tinh và không thể có thai. Miếng dán cũng làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm cho tinh trùng khó gặp trứng.
Miếng dán này được tổng hợp với hai hormone tổng hợp là progestin và estrogen, cũng tương tự với loại hormone ở người được sản sinh theo tự nhiên.
Các miếng dán tránh thai được sử dụng theo chu kỳ 4 tuần hoặc 28 ngày. Tức là trong thời gian 3 tuần, cứ một tuần phải thay miếng dán một lần. Đến tuần thứ tư không sử dụng miếng dán và kinh nguyệt sẽ xảy ra. Sau tuần thứ 4, dán miếng dán tránh thai mới và lặp lại giống quy trình trước đó.
Để an toàn, khi mới sử dụng lần đầu miếng dán tránh thai, bạn cần phải sử dụng thêm một biện pháp tránh thai khác trong vòng 7 ngày để phòng ngừa tình trạng mang thai. Các miếng dán tiếp theo nếu được dán và bỏ vào đúng lúc, không cần sử dụng thêm các phương pháp tránh thai khác.
Miếng dán tránh thai được chị em ưa chuộng sử dụng vì các lợi ích mang lại như:
Thực tế miếng dán tránh thai mang lại tác dụng trong việc ngăn ngừa mang thai khá tiện dụng, nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ nếu người sử dụng không tham khảo kỹ:
Khi đã quyết định sử dụng phương pháp này các chị em cần lưu ý, một số trường hợp dưới đây được khuyến cáo không nên dùng:
Khi quyết định tránh thai bằng việc dùng miếng dán, chị em cần đi khám xác định xem mình có nguy cơ mắc bệnh tim mạch không. Bên cạnh đó, cần được bác sĩ tư vấn cho dùng loại miếng dán có hàm lượng thích hợp, có thuộc nhóm đối tượng bị chống chỉ định hay không.
16/10/2023 08:08
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.