Đăng nhập sổ của bạn
Nhiều trẻ nhập viện vì cúm A, cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị sốt
Theo bác sĩ Trần Thị Thanh Nhàn, Trưởng Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Hải Dương cho biết những ngày gần đây số bệnh nhân mắc cúm A vào viện tăng cao, mỗi ngày khoa điều trị cho từ 20 - 25 bệnh nhân. Riêng ngày 6/12/2023 có 23 bệnh nhân.
Theo ghi nhận thực tế, trẻ mắc cúm A nhập viện với các triệu chứng như sốt cao, ho nhiều, uống thuốc không hạ sốt, chảy dịch mũi nhiều, mệt mỏi, ăn uống kém, một số trẻ xuất hiện cơn co giật khi sốt cao. Cũng theo các bác sĩ thời tiết hiện nay rất thuận lợi cho cúm A phát triển, vì vậy cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị sốt cao.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây nhiễm cao và tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng. Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
Bệnh thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, thường vào mùa đông xuân với các chủng phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai: Triệu chứng ban đầu của trẻ nhiễm cúm A hay bệnh cúm mùa nói chung và các bệnh lây nhiễm do virus gây viêm đường hô hấp khác là tương tự nhau, trẻ đều có thể có sốt, gặp các triệu chứng viêm long đường hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau đầu, trẻ có dấu hiệu sợ ánh sáng và đau nhức mắt, đau cơ, nhức mỏi người, đặc biệt là ở lưng và chân… Do vậy, khi trẻ có những dấu hiệu này, cha mẹ thường dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường, dẫn đến chậm trễ trong việc đưa trẻ đi khám và tiếp nhận điều trị thích hợp.
Tuy nhiên, ngoài những triệu chứng ban đầu nêu trên, cúm A ở trẻ em thường bị sốt cao từ 39 - 40 độ C, da mắt có hiện tượng xung huyết, họng đỏ xung huyết toàn bộ, trẻ mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc. Nếu cơn sốt cao cao liên tục từ 39 - 40 độ C và không hạ sốt thì cần đưa trẻ đến viện thăm khám ngay.
Cúm A ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, hen phế quản kịch phát… sẽ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cha mẹ cần lưu ý và theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ một cách cẩn thận, khi gặp các triệu chứng nặng, phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi.
- Thở nhanh, thở rút ngực, khó thở;
- Mặt xanh xao, da và môi tái nhợt;
- Trẻ có dấu hiệu nôn liên tục;
- Trẻ bị đau ngực;
- Xuất hiện co giật;
- Tiểu ít hoặc trẻ không có nước tiểu trong vòng 8 giờ;
- Li bì, thay đổi tri giác, bỏ bú;
- Sốt cao khó hạ…
Với trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà, phụ huynh cần tuân thủ cho trẻ dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc cho trẻ hoặc cho trẻ uống quá liều.
Cho trẻ ở phòng riêng tối thiểu 7 ngày, tính từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh. Phòng ở của trẻ nên gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Việc vệ sinh, tắm rửa của trẻ cũng nên được thực hiện tại phòng vệ sinh riêng. Nếu không có nhà vệ sinh riêng, nên cho trẻ đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
Không nên cho trẻ ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết. Khi ra ngoài nên cho trẻ đeo khẩu trang, giữ ấm đầy đủ để tránh nhiễm lạnh.
Chú ý chế độ ăn của trẻ. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. Cho trẻ ăn thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu hóa, bổ sung rau xanh và uống nhiều nước.
Nếu trong 7 ngày điều trị tại nhà, tình trạng sức khỏe của trẻ không được cải thiện, thậm chí xấu đi, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và theo dõi điều trị.
18/12/2023 09:32
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.