Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những quan niệm sai lầm cần sửa ngay khi chăm sóc người đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ đang lan nhanh và bùng phát tại nhiều địa phương. Dù các phương tiện truyền thông tích cực phổ biến về căn bệnh này, nhưng vẫn có những quan niệm sai lầm khi chăm sóc mắt đỏ khiến cho bệnh không đỡ mà còn biến chứng nặng hơn.

Bài viết của bác sĩ Ngô Đức Hùng, Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai với cách tiếp cận dễ hiểu đơn giản sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ y học gọi là viêm kết mạc, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Chủ yếu là nhiễm khuẩn virus, vi khuẩn. Dịch đau mắt đỏ, hầu hết nguồn gốc là do virus. Chúng có cơ chế lây như virus khác, các hạt virus theo nước mắt dính vào tay, qua các hạt nước nhỏ bắn theo hơi thở người hít phải hoặc chạm vào dẫn đến bị lây bệnh.

Hầu hết những ai ở tuổi trưởng thành đều nhớ vào những năm 1990 trở về trước, các cụ già thường hay bị đau mắt và dân gian vẫn hay nôm na gọi là toét mắt. Lúc nào mắt cũng đầy dử và kèm nhèm, thậm chí bị loà. Đây là hậu quả của viêm kết mạc không được điều trị kịp thời và đầy đủ. Trong đó có đau mắt hột.

Khi mắt bị viêm, mạch máu bị sung huyết, giãn ra lớp củng mạc vốn có màu trắng sẽ chuyển thành đỏ rực. Thêm nữa, hiện tượng sưng nề làm mắt bị cộm lên, các tuyến tăng tiết dịch. Chính các chất tiết này nếu ứ đọng lại sẽ thành môi trường cho vi khuẩn phát triển làm nặng thêm tình trạng bệnh. Đó là lý do cần phải làm sạch mắt và giữ vệ sinh bằng các thuốc sát trùng nhẹ. Rồi để mắt nghỉ ngơi.

Nhiều người đang giữ vệ sinh sai cách khi đau mắt đỏ

Nhiều người lầm tưởng gặp người đau mắt mà nhìn vào mắt sẽ bị và lây điều này là hoàn toàn không đúng.

Điển hình là lấy giấy ăn, khăn ướt để lau mắt bị đau và coi đó là cẩn thận, sạch sẽ nhưng với loại giấy này có chứa hương liệu phụ gia nếu để bị dính vào mắt sẽ không tốt. Một số người cẩn trọng hơn lấy khăn mùi xoa lau mắt, sau đó lại nhét vào túi vì nghĩ rằng chỉ một mình dùng sẽ không lây cho ai cũng là sai lầm. Khi khăn bỏ vào túi sẽ dính lung tung và đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, quẹt vào mắt dễ bội nhiễm.

Đáng nói là có người còn truyền tai nhau đi xoa bóp cho mắt đỡ nhức sẽ nhanh khỏi, tuy nhiên khi đau mắt, mắt đang cộm mà nắn bóp rồi dụi thì khiến bệnh càng nặng hơn.

Một sai lầm mà đa số người hay mắc đó là tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Nhiều loại thuốc nhỏ mắt bán trên thị trường có chứa corticoid (dexamethasol, betamethasol,..các hậu tố thasol) nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mà mua về nhỏ thì sẽ để lại hậu quả nặng nề. Thực tế nhiều người đã chịu hậu quả như bị loà, đục thủy tinh thể và hỏng mắt oan uổng.

Mua thuốc trị đau mắt đỏ khi không có chỉ đị của bác sĩ là một trong những sai lầm phổ biến của người bệnh.

Cá biệt hơn có người xúi bôi nước tiểu vào mắt, thực sự 'hoảng hồn.

Vậy, người đau mắt đỏ cần làm đúng bằng cách nào?

- Để tránh lây lan cho người khác, người bị đau mắt nhớ sát trùng tay và đeo khẩu trang khi đến đám đông sẽ hạn chế được lây cho người khác.

-Lau mắt bằng gạc vô khuẩn. Có thể mua vài gói để lau dần. Lau xong bỏ vào túi bóng sạch rồi bỏ đi.

-Nhỏ mắt giúp làm ẩm bằng nước muối sinh lý vô khuẩn. Không dùng nước muối tự pha nhỏ mắt.

-Có thể dùng vài loại thuốc sát trùng nhẹ cho mắt, hoặc kháng sinh phòng bội nhiễm. Tuy nhiên để sử dụng các loại này cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa không tự ý dùng.

-Uống thêm vitaminA theo liều khuyến cáo đúng lứa tuổi.

-Cho mắt nghỉ ngơi, tránh phải điều tiết nhiều.

Sau 4-7 ngày hầu hết sẽ tự khỏi. Nếu sau 4-5 ngày triệu chứng nặng hơn thì có thể đã bội nhiễm vi khuẩn lúc này hãy đến bác sĩ chuyên khoa khám sớm.

Các cụ ta vẫn nói 'giàu hai con mắt khó đôi bàn tay'. Vậy nên hãy chăm sóc sức khỏe của mình bằng sự hiểu biết. Đừng đi theo các "kinh nghiệm", đừng nghe theo lời mách truyền tai nhau kẻo bạn chỉ làm được 1 lần duy nhất rồi vĩnh viễn không có lần 2.

Mạng xã hội mấy ngày gần đây đang lan truyền phương pháp chữa đau mắt đỏ bằng nước tiểu. Theo đó, tài khoản Facebook có tên N.Đ.T.N viết "Bị đau mắt đỏ: Lấy nước tiểu cho vào bình nhỏ mắt – nhỏ vào mắt mỗi bên 3 giọt mỗi ngày 3 lần và nhỏ nước tiểu xung quang vùng mắt thoa đều ra". Tài khoản này còn khẳng định: "Ai tin tưởng thì làm theo chắc chắn hết".Thông tin lấy nước tiểu chữa đau mắt đỏ lan truyền trên mạng xã hội.Sau đó mấy ngày, tài khoản này tiếp tục đăng tải nội dung: "Em sẽ chia sẻ phương pháp chữa đau mắt, các vấn đề về mắt…". Tiếp tục vẫn là "phương pháp"… nhỏ nước tiểu vào mắt. "Nhỏ nước tiểu mỗi bên 3 giọt ngày 3 đến 6 lần", tài khoản này viết.Dường như sợ cộng đồng mạng không tin, tài khoản này tiếp tục khẳng định: "Anh chị em mình nếu chưa làm theo, đừng có vội phán xét". Thậm chí có chút dọa dẫm: "Thuốc nhỏ mắt nhãn hiệu nào cũng có corticoid nhỏ nhiều hại gan thận à nha".Đáng nói là dưới bình luận có tài khoản còn khẳng định: "Tôi đã làm và hết, con gái tôi cũng vậy'.

27/09/2023 14:25

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.