Đăng nhập sổ của bạn
Những sai lầm khi ăn dặm khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn
Ăn dặm là một giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng của trẻ, nhưng nhiều bậc phụ huynh đang áp đặt những quan điểm sai lầm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.
Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con ăn sữa tốt, có dấu hiệu thích ăn các loại thực phẩm khác từ 4 tháng tuổi, cộng thêm suy nghĩ rằng cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp bé cứng cáp hơn, nên đã cho trẻ ăn dặm từ 4 tháng. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ được 6 tháng tuổi, số lượng, chất lượng các chất cần thiết cho trẻ trong sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của bé, nên đây là thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khuyến nghị nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi vì các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc cho trẻ ăn dặm khi bé tròn 6 tháng là phù hợp và bảo đảm tốc độ phát triển của trẻ.
Nếu cho trẻ ăn dặm sớm từ 4 tháng tuổi, trẻ sẽ bớt bú mẹ, điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ đang cắt giảm kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh. Việc ăn dặm sớm hay muộn còn phụ thuộc vào điều kiện và thể trạng của bé và mẹ. Nếu các bé lên cân chậm do sữa mẹ không đủ hoặc người mẹ phải đi làm sớm, trong trường hợp này có thể khuyến nghị cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ thời điểm 4 tháng.
Có bậc phụ huynh quan niệm, sữa mẹ tốt nên kéo dài thời gian cho bé bắt đầu ăn dặm, điều này cũng không tốt. Vì 6 tháng sau sinh, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ năng lượng cho trẻ, bởi thời gian này các vi chất trong sữa mẹ giảm đi một nửa so với lúc mới sinh.
Lúc này sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 700kcal cho bé, trong khi một bé 6 tháng tuổi cần năng lượng nhiều hơn 700kcal mỗi ngày, ít nhất từ 800-900kcal. Nếu một bé 6 tháng chỉ bú mẹ sẽ không đủ năng lượng và dễ bị gầy so với các bé cùng tuổi, thậm chí bị thiếu máu, thiếu kẽm, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Ép trẻ ăn
Từ bú mẹ đến ăn dặm là cả quá trình thay đổi, cha mẹ không nên nhồi nhét, ép con sẽ khiến con biếng ăn. Một trong các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là do môi trường, cách cho ăn chưa hợp lý, do trẻ hay mắc bệnh như viêm đường hô hấp trên…
Do vậy mỗi gia đình cần biết con đang ở giai đoạn nào. Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập không nên nhìn theo con người khác, cha mẹ cần tôn trọng ý thích của trẻ thích món gì, ăn giờ nào, cần tập cho trẻ vui vẻ trong bữa ăn, không được đánh trẻ tạo cho trẻ biếng ăn tâm lý khiến con cứ nhìn đồ ăn, bát đĩa là sợ hãi…
Đây là điều tối kỵ và chỉ làm nặng tình trạng biếng ăn của trẻ. Trẻ không cần thiết phải ăn quá nhiều, nếu sức khoẻ vẫn tốt, không nên quá đề cao vấn đề cân nặng.
Thời gian biểu quá dày
Việc cha mẹ quá quan tâm đến thời gian biểu mỗi bữa ăn, sợ con đói cho con ăn quá dầy đều là những sai lầm nhiều người mắc phải, điều này sẽ dẫn tới đứa trẻ sẽ có phản ứng. Hiện nay, trẻ biếng ăn do bệnh lý không cao mà biếng ăn do tâm lý cao, trẻ biếng ăn do bố mẹ cho ăn không đúng chiếm phần lớn.
Nhiều cha mẹ chỉ tập trung vào việc cho con ăn nhưng lại không cho trẻ tập thể thao, vận động sợ con ốm. Khi đó, trẻ không được xả năng lượng, khiến người ấm ách không ăn được nhiều.
Cho trẻ ăn dặm thế nào là đúng?
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi, lúc này có thể cho trẻ bắt đầu ăn bột trứng, bột thịt. Nguyên tắc chung khi tập ăn cho bé là ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc.
Cha mẹ nên lưu ý bữa ăn của trẻ phải đủ4 nhóm cơ bản: tinh bột, đạm (động vật), chất béo, rau củ chất xơ. Trẻ ăn đủ lượng và chất sẽ không bị thiếu dinh dưỡng, song song với các bữa ăn dặm, mẹ vẫn cho bé bú hoặc dùng sữa sau 2 tuổi.
Khi mới bắt đầu ăn dặm, các bà mẹ có thể tập cho trẻ ăn bột ngọt sau đó tiến tới tập trẻ ăn đa dạng đảm bảo đủ dinh dưỡng (bột thịt, bột trứng).
Ăn từ lỏng đến đặc từ ít đến nhiều, với trẻ biếng ăn thì không nên đưa ngay 1 suất ăn cho trẻ mà nên tập cho bé ăn dần dần cho đến khi trẻ hứng thú ăn, không sợ ăn. Có những bé ăn tốt thì chỉ nên gói gọn các bữa cho trẻ, lúc mới ăn dặm có thể ăn 1 bữa rồi tăng lên 2 bữa, nếu bé ăn tốt, từ 8-9 tháng tăng lên 3 bữa.
Phải cho trẻ ăn đúng từ đầu, cần phải rèn nếp cho trẻ. Khi trẻ biết ngồi nên cho trẻ có ghế ngồi ăn, luyện cho trẻ ăn hết phần của con (sau 15 phút thấy con chán thì nên thôi không nên kéo dài), nên tập cho con tự lực. Việc quá quan tâm làm giúp trẻ làm cho trẻ sẽ khiến trẻ phụ thuộc vào người khác trong việc ăn uống.
14/04/2022 15:50
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.