Đăng nhập sổ của bạn
Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu dễ gây sảy thai, đúng hay sai?
Nhiều người khuyên phụ nữ nên tạm ngừng quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu vì không an toàn cho thai nhi. Điều này có đúng không?
Theo BS. Lê Quang Dương - Giám đốc Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững, trong hầu hết các trường hợp, quan hệ tình dục hoặc đạt cực khoái khi mang thai không thể dẫn đến sảy thai. Phần lớn các trường hợp sảy thai là do bất thường về nhiễm sắc thể, có nghĩa là phôi thai có vấn đề về thể chất và nó không thể phát triển bình thường. Trong những trường hợp này, không thể làm gì để ngăn chặn, ngăn ngừa hoặc gây sảy thai.
Khi quá trình mang thai diễn ra và tử cung phát triển, bà bầu có thể cảm thấy các cơn co thắt tử cung có thể xảy ra khi đạt cực khoái mạnh hơn khi quan hệ tình dục. BS. Lê Quang Dương giải thích do phụ nữ trải qua các cơn co thắt tử cung khi đạt cực khoái. Nhưng khi mang thai, cảm thấy co thắt mạnh hơn vì tử cung sưng lên và lưu lượng máu tăng lên. Mặc dù vậy, nếu trong một thai kỳ bình thường, những cơn co thắt này sẽ không dẫn đến bất cứ điều gì nguy hiểm, kể cả sảy thai.
Thai nhi được bảo vệ tốt khỏi bất kỳ hoạt động tình dục nào nhờ túi ối chứa đầy nước ối và cơ tử cung khỏe mạnh. Ngoài ra, em bé được bảo vệ khỏi bị nhiễm trùng bởi một nút nhầy dày bịt kín cổ tử cung.
Khả năng sảy thai cao hơn trong 3 tháng đầu tiên so với các giai đoạn khác trong thai kỳ. Có khoảng 10 đến 15% trường hợp mang thai bị sảy thai, phần lớn xảy ra trong 13 tuần đầu tiên nhưng cần lưu ý là tình dục không phải là nguyên nhân.
Khoảng 1/2 trường hợp sảy thai xảy ra do bất thường nhiễm sắc thể phát triển trong quá trình thụ tinh của phôi, không liên quan gì đến quan hệ tình dục. Ngoài ra, nhiều nguyên nhân khác như các bệnh nhiễm trùng, vấn đề nội tiết tố, bất thường tử cung, sử dụng một số loại thuốc, lối sống như hút thuốc lá, rối loạn sinh sản cản trở khả năng sinh sản...
Mặc dù quan hệ tình dục khi đang mang thai là an toàn và lành mạnh, nhưng BS. Quang Dương cho biết có một số bà bầu có thể cần phải tránh hoạt động tình dục. Do đó, bà bầu cần đi khám để biết về việc quan hệ tình dục khi mang thai có an toàn hay không nếu có một trong các tình trạng sau:
Tiền sử sảy thai: Mặc dù quan hệ tình dục không gây sảy thai, nhưng cũng cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung chống lại các cơn co thắt tử cung đối với những thai kỳ có nguy cơ cao.
Mang thai đôi trở lên: Nếu đang mang thai đôi hay nhiều hơn, thai phụ nên nghỉ ngơi ở vùng xương chậu nhằm cố gắng giúp sinh gần đủ tháng nhất có thể, nghĩa là nên kiêng quan hệ tình dục.
Cổ tử cung không đủ năng lực: Cổ tử cung không đủ năng lực có nghĩa là cổ tử cung mở quá sớm trong thai kỳ sẽ có nguy cơ sảy thai và sinh non.
Dấu hiệu chuyển dạ sinh non: Sinh non là khi quá trình chuyển dạ bắt đầu từ tuần thứ 20 đến 37 của thai kỳ. Điều này khó có thể xảy ra trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, nhưng nên lưu ý các cơn co thắt, đau lưng và tiết dịch âm đạo, nên tránh các hoạt động có thể thúc đẩy quá trình chuyển dạ.
Nhau tiền đạo hoặc nhau bám thấp: Nhau bám thấp có thể khiến mẹ bầu và thai nhi đối mặt với những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng đặc biệt là tình trạng băng huyết trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai nên thai phụ cần được nghỉ ngơi, tránh hoạt động tình dục.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Bất cứ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho thai phụ và thai nhi. Do đó, tránh tất cả các hình thức quan hệ tình dục.
Ba tháng đầu thai kỳ được coi là giai đoạn nhạy cảm nhất trong thai kỳ. Cơ chế bôi trơn tự nhiên của âm hộ hoạt động mạnh hơn, cơ thể người phụ nữ cũng dễ dàng bị kích thích hơn. Do đó, 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm bà bầu có thể yên tâm làm "chuyện ấy" với nhiều tư thế khác nhau vì những thay đổi về thể chất trong thời gian này vẫn chưa đáng kể. Đa số các tư thế quan hệ tình dục đều an toàn trong ba tháng nguyệt đầu mang thai. Bà bầu nên thực hiện tư thế nào cảm thấy thoải mái nhất.
Tuy nhiên, vẫn nên tránh những tư thế quan hệ tình dục mạnh mẽ quá và gây áp lực lên vùng bụng. Ngoài ra, nếu lo lắng thai nhi không ổn định, nên tránh các kích thích quá mạnh.
25/05/2023 09:11
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.