Đăng nhập sổ của bạn
Tinh trùng yếu nên uống thuốc gì?
Tinh trùng yếu là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nam giới. Để khắc phục, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Tinh trùng yếu là tình trạng chất lượng tinh trùng bị suy giảm, tỷ lệ tinh trùng di động dưới 75%, tỷ lệ chết không di động cao hơn 25%.
Dấu hiệu gợi ý tình trạng tinh trùng yếu là tinh dịch loãng, số lượng ít, tinh dịch không có độ dính nhớt, loãng như nước vo gạo.
- Tinh dịch vón cục: Tinh dịch xuất hiện hạt trắng nhỏ như hạt cơm.
- Tinh dịch đông đặc: Tình trạng hóa lỏng không diễn ra hay chỉ hóa lỏng được một phần.
- Màu sắc tinh dịch bất thường: Tinh dịch có màu vàng, xanh, nâu (thường do lẫn máu là triệu chứng bệnh liên quan đến đường tiết niệu, cơ quan sinh dục).
- Các vấn đề cơ quan sinh sản: Giãn tĩnh mạch thừng tinh; các bệnh lý viêm nhiễm như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, túi tinh, niệu đạo, lậu...; tinh hoàn lạc chỗ; khuyết tật nhiễm sắc thể; khối u ác tính, ung thư...
- Do viêm nhiễm vi khuẩn, virus: Như thủy đậu, quai bị, đậu mùa... làm teo tinh hoàn, khiến tinh trùng chết, lượng tinh dịch giảm sút.
- Mất cân bằng nội tiết tố nam và do tác dụng phụ của các thuốc điều trị: Ví dụ, thuốc trị tăng huyết áp, đau dạ dày, đái tháo đường dùng không đúng chỉ định...
- Bệnh tự miễn: Các kháng thể tấn công tiêu diệt tinh trùng.
- Nguyên nhân môi trường: Phơi nhiễm hóa chất công nghiệp như benzen, xyline, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...; phơi nhiễm, chì, thủy ngân; tia xạ...
- Do ăn uống: Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, thiếu protein, thiếu vitamin C, E, khoáng chất (kẽm, sắt...) hoặc do ăn uống kém hấp thu gây giảm sản xuất và chất lượng tinh trùng.
- Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá có chứa nhiều chất độc, nicotin, CO2 gây giảm số lượng, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng. Uống nhiều bia rượu, chất kích thích như cà phê, ngủ ít, ngủ không đủ giấc, căng thẳng thần kinh gây giảm số lượng, chất lượng tinh trùng. Ăn nhiều đồ ăn sẵn có chất bảo quản có hại cho sức khỏe.
- Thói quen sinh hoạt: Mặc quần quá chật, quá bó sát làm tăng nhiệt độ vùng tinh hoàn, tắm nước quá nóng trên 40 độ C trong thời gian dài, thường xuyên để máy tính xách tay, điện thoại gần vùng tinh hoàn gây ảnh hưởng số lượng, chất lượng tinh trùng.
Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân, yếu tố thuận lợi gây bệnh để giải quyết kịp thời.
- Phẫu thuật: Nếu nguyên nhân gây bệnh là do giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn...
- Sử dụng kháng sinh: Để điều trị bệnh viêm nhiễm, giúp giảm đau, chống viêm.
- Liệu pháp hormon, nội tiết tố: Thường dùng trong trường hợp tinh trùng yếu do mất cân bằng nội tiết tố, các vấn đề sử dụng hormone.
- Khắc phục yếu tố thuận lợi gây bệnh: Tránh xa các hóa chất công nghiệp, tia xạ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không mặc quần quá chật, thực hiện lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, uống rượu, bia, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Các vị thuốc đông y dưới đây được sử dụng nhằm tăng số lượng, chất lượng, khả năng di động của tinh trùng.
- Nhân sâm: Giúp tăng cường sức khỏe, cường tráng thân thể, bổ dưỡng nguyên khí, tác dụng tốt với đàn ông bị liệt dương, xuất tinh sớm. Nhân sâm vị ngọt, tính hơi lạnh, tác dụng bổ khí huyết, an thần, ích trí, tăng cường ham muốn tình dục. Cách dùng: Thái mỏng, hãm nước sôi uống, 4-10g/ngày.
- Bạch tật lê: Vị đắng, tính ôn, vào kinh can, phế, thận, ngày 6-9g sắc uống. Bạch tật lê có tác dụng cải thiện khả năng sinh sản nam giới do có chứa protodioscin, giúp tăng tần suất "yêu" hỗ trợ khả năng cương cứng.
- Keo ong: Vị nhạt, tính bình, tác dụng bổi bổ cơ thể, sát khuẩn, tăng cường miễn dịch. Keo ong được xem là kháng sinh tự nhiên điều trị viêm đường sinh dục, có thể dùng dạng viên uống hoặc dạng xịt.
- Vừng đen: Có vị ngọt, tính bình, giúp bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe. Trong vừng đen có chứa nhiều kẽm, vitamin D giúp cơ thể tăng cường sản xuất, tăng chất lượng tinh trùng.
- Củ hoa súng: Vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ tỳ, thận, cố tinh, thường dùng làm thuốc an thần, chữa sinh lý yếu, xuất tinh sớm ở nam giới. Có thể dùng củ súng phơi khô hầm với cháo, ăn hàng ngày.
16/05/2023 20:59
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.