Đăng nhập sổ của bạn
Rụng tóc, gãy móng sau sinh có phải do thiếu sắt?
Các mẹ sau sinh thường bị rụng tóc, gãy móng, mệt mỏi, dễ cáu gắt… Các triệu chứng này nếu nghiêm trọng, nặng nề và kéo dài có thể do thiếu sắt.
Cảm thấy mệt mỏi là điều bình thường đối với nhiều bà mẹ sau khi sinh con. Tuy nhiên, khi mệt mỏi kéo dài, đi kèm rụng tóc, gãy móng, dễ cáu gắt… được xem là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt.
Thiếu máu là tình trạng có quá ít huyết sắc tố được vận chuyển bởi các tế bào hồng cầu, do đó làm giảm khả năng vận chuyển đủ oxy của máu để đáp ứng nhu cầu sinh lý. Có một số nguyên nhân gây thiếu máu, bao gồm mất máu, thiếu sắt và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khác.
Thiếu sắt là một trong những dạng thiếu máu dinh dưỡng phổ biến nhất.
Trong thời kỳ mang thai, hầu hết phụ nữ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung sắt trong thai kỳ, bởi vi chất này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt sau sinh lại chưa được quan tâm đúng mức.
Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thiếu sắt khi mang thai lên tới 30% và tỷ lệ thiếu máu sau sinh cũng tương đương như vậy. Nghĩa là cứ 3 mẹ sau sinh lại có 1 mẹ bị thiếu máu.
Nguyên nhân thiếu máu sau sinh là do:
Thiếu sắt và thiếu máu trong thời kỳ hậu sản có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh. Những bà mẹ có lượng sắt dự trữ thấp tại thời điểm sinh con và sau khi sinh con có thể bị mệt mỏi, cáu gắt, rụng tóc, móng sọc, gãy móng… thậm chí có các triệu chứng trầm cảm.
Điều trị thiếu sắt sau sinh bao gồm một số thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống bằng cách bổ sung sắt theo khuyến nghị. Do vậy các khuyến nghị đưa ra cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và sau sinh cần bổ sung sắt như sau:
Tuy nhiên, việc bổ sung sắt chỉ nên được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì có thể xảy ra các biến chứng liên quan đến việc dùng sắt như táo bón, đau bụng và đau đầu. Uống sắt cũng có thể ức chế sự hấp thu kẽm, một yếu tố thiết yếu khác...
Không có người phụ nữ nào hồi phục ngay lập tức sau khi sinh con, nhưng việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất sắt sẽ không chỉ chống lại tình trạng thiếu máu sau sinh mà còn giúp chúng ta cảm thấy khỏe mạnh và hạnh phúc hơn về tổng thể.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa thiếu máu là đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, ăn thực phẩm giàu chất sắt, như thịt đỏ, bánh mì nguyên hạt, trứng, rau lá xanh, trái cây sấy khô và thuốc bổ sung sắt qua đường uống. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng chất sắt từ chế độ ăn uống. Vitamin C có thể được lấy từ cam, chanh, chanh và rau sống.
Vì vậy, phụ nữ nuôi con bú lưu ý duy trì bổ sung đúng và đủ lượng vi chất trong thai kỳ cũng như sau sinh, để mẹ có sức khỏe tốt và bé phát triển khỏe mạnh.
03/09/2023 16:33
Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?
Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.
Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.
Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.
Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.
Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.
Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?