Đăng nhập sổ của bạn
Vinh danh các đơn vị, cá nhân có thành tích phát triển dược liệu
Chương trình nhằm vinh danh các hợp tác xã, hộ gia đình, các doanh nghiệp có thành tích nuôi trồng, bảo tồn, hình thành được chuỗi liên kết trong phát triển dược liệu tại các vùng miền trên cả nước, đặc biệt là vùng ĐBDTTSMN.
Chiều 26/9, Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Lễ công bố Chương trình Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi (ĐBDTTSMN)
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, theo Quyết định số 1709/QĐ-BYT Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống thực hiện chương trình truyền thông "Vai trò, giá trị của dược liệu trong chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTSMN", trong đó có hoạt động vinh danh "Vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTSMN".
Chương trình nhằm vinh danh các hợp tác xã, hộ gia đình, các doanh nghiệp có thành tích nuôi trồng, bảo tồn, hình thành được chuỗi liên kết trong phát triển dược liệu tại các vùng miền trên cả nước, đặc biệt là vùng ĐBDTTSMN; từ đó phát triển thành các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, vận dụng và phát triển các bài thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền góp phần chăm sóc, điều trị và nâng cao sức khỏe cho người dân; đem lại cuộc sống ấm no cho bà con tại các vùng nông thôn, vùng ĐBDTTSMN.
Nhà báo Trần Tuấn Linh – Tổng Biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống nhấn mạnh, là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, với vai trò là diễn đàn vì sự nghiệp chăm sóc bảo vệ nâng cao sức khỏe toàn dân, Báo Sức khỏe và Đời sống xác định nhiệm vụ truyền thông của báo, góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức, cổ vũ, động viên cũng như góp phần lan tỏa ý nghĩa xã hội của các chương trình, dự án phát triển các vùng trồng dược liệu, đặc biệt là các loài dược liệu quý hiếm, có giá trị sử dụng làm thuốc cũng như giá trị kinh tế cao; đồng thời thiết lập chuỗi liên kết vùng trồng – sản phẩm nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất, đưa đến tay người dân những sản phẩm chất lượng, nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân.
Với sự đồng hành của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức Chương trình truyền thông vinh danh các hộ gia đình, hợp tác xã, các doanh nghiệp có vùng trồng dược liệu và tạo được chuỗi liên kết vùng trồng – sản phẩm tại các vùng miền trên cả nước, đặc biệt là vùng ĐBDTTSMN. Chương trình không chỉ góp phần phát huy tinh hoa giá trị y dược cổ truyền mà còn đem lại cuộc sống ấm no cho bà con tại các vùng nông thôn, vùng ĐBDTTSMN.
"Với sự hiện diện của đông đảo các đồng nghiệp báo chí trong buổi lễ hôm nay, tôi tin rằng ý nghĩa tốt đẹp của chương trình sẽ được truyền tải một cách mạnh mẽ đến với cộng đồng, lan tỏa và cổ vũ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ gia đình ngày càng tham gia tích cực hơn trong công tác phát triển dược liệu theo định hướng của Chính phủ", nhà báo Trần Tuấn Linh chia sẻ.
Bày tỏ niềm vui tại buổi lễ, PGS.TS Lê Văn Truyền - Chuyên gia cao cấp dược học, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, thay mặt Hội đồng xét duyệt hồ sơ khẳng định, Lễ vinh danh "Vì sự phát triển dược liệu Việt gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTSMN" là hoạt động có ý nghĩa lớn nhằm động viên khuyến khích các cá nhân, tổ chức nghiên cứu, hợp tác xã và doanh nghiệp tích cực hưởng ứng nhằm thực hiện các chính sách và chương trình của Chính phủ vừa mới ban hành, chung tay phát huy giá trị của dược liệu Việt, hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên các vùng, miền của đất nước.
"Tôi tin tưởng rằng Chương trình sẽ thu hút được nhiều cá nhân, đơn vị đăng ký tham gia và đạt được các tiêu chí xét duyệt để được vinh danh trong một sự kiện đầy ý nghĩa xã hội và nhân văn, lan tỏa các hoạt động kế thừa và phát huy những giá trị đặc sắc của tài nguyên dược liệu và vốn quý của nền y học cổ truyền dân tộc", PGS.TS. Lê Văn Truyền phát biểu.
Ban Tổ chức cho biết, về tiêu chí bình chọn đối tượng vinh danh là: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có thành tích nuôi trồng, bảo tồn, hình thành được chuỗi liên kết trong phát triển dược liệu.
Đối với doanh nghiệp: Có thời gian hoạt động trên 2 năm, có vùng trồng dược liệu quý tại địa phương vùng ĐBDTTSMN; Loại dược liệu: trong danh sách những loại cây dược liệu quý đang được định hướng phát triển, các dược liệu có giá trị về kinh tế. Liên kết chuỗi: hỗ trợ các hợp tác xã /hộ cá thể về cây giống, kỹ thuật và thu mua sau khi thu hoạch; sản xuất và cung ứng ra thị trường sản phẩm thuốc/TPBVSK có nguồn gốc dược liệu; Có vùng trồng đạt chứng nhận: GACP, GACP-WHO,…
Đối với Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã: Có thời gian hoạt động trên 2 năm; số lượng thành viên trên 20 cá nhân/hộ gia đình; Loại cây trồng trong danh sách những loại cây dược liệu quý đang được định hướng phát triển, các dược liệu có giá trị về kinh tế; Có vùng trồng dược liệu tại địa phương vùng ĐBDTTSMN; Liên kết chuỗi: liên kết sản xuất, hỗ trợ bà con xã viên về cây giống, kỹ thuật và thu mua sau khi thu hoạch; kết nối doanh nghiệp sản xuất; Chứng nhận: OCOP, GACP, GACP-WHO,…
Đối với hộ cá thể: Có thời gian tham gia trồng cây dược liệu 2 năm trở lên; Loại cây trồng trong danh sách những loại cây dược liệu quý đang được định hướng phát triển, các dược liệu có giá trị về kinh tế; Hiệu quả kinh tế thu được từ hộ nghèo thoát nghèo nhờ cây dược liệu.
26/09/2023 04:50
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.