Đăng nhập sổ của bạn
Bệnh lao ở trẻ em không phải hiếm gặp, làm thế nào để phát hiện và phòng tránh?
Trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh lao vì miễn dịch của trẻ còn yếu. Đặc biệt do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số trẻ mắc bệnh có xu hướng tăng.
Có thể rất nhiều trẻ mắc lao chưa được phát hiện và điều trị
Các chuyên gia về phòng chống lao cho biết giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam cũng đang đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới ước tính trong 2 năm 2020-2021, số lượng và tỷ lệ tử vong do bệnh lao tăng trở lại so với giai đoạn trước đây.
PGS.TS Nguyễn Bình Hòa, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho hay, tương tự như tình hình dịch tễ lao ở người lớn, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bệnh lao ở trẻ em cũng tăng lên. Trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh lao vì miễn dịch của trẻ còn yếu. Đặc biệt là trẻ sống trong gia đình có người mắc bệnh lao phổi thì có nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn trẻ khác, nhất là trẻ dưới 5 tuổi và trẻ nhiễm HIV.
Theo các chuyên gia, mức độ lưu hành bệnh lao ở trẻ em trong một cộng đồng tỷ lệ thuận với mức độ lưu hành bệnh lao ở người lớn. Trong khi đó, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới số bệnh nhân lao mới trên người lớn vào năm 2021 tăng 3,6% so với năm 2020. Điều này làm cho mức độ lưu hành bệnh lao ở trẻ em cũng tăng lên theo.
Tổ chức Y tế thế giới ước tính số trẻ mắc lao chiếm khoảng 10-12% trong tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hàng năm.
Thực tế Chương trình chống lao quốc gia mới chỉ thống kê được khoảng 10 - 15% số trẻ em mắc mới. Vì thế, theo chuyên gia, có thể rất nhiều trẻ mắc lao chưa được phát hiện và điều trị. Hoặc cũng có thể một số lượng lớn trẻ mắc lao được phát hiện và điều trị tại bệnh viện tư, cơ sở chuyên khoa nhi… mà chưa được báo cáo với chương trình chống lao quốc gia.
Một khả năng nữa là tỷ lệ bệnh lao ở trẻ em Việt Nam thấp hơn ước tính chung của toàn cầu. Tuy nhiên, một số chuyên gia dịch tễ của Australia đánh giá tại Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân lao là trẻ em trên tổng số bệnh nhân lao các lứa tuổi ít nhất ở mức độ 6%. Nếu theo con số này, số lượng trẻ mắc lao ở nước ta được phát hiện và đăng ký điều trị cũng thấp hơn (1,5-2% bệnh nhân lao là trẻ em trong tổng số bệnh nhân lao được phát hiện).
Cha mẹ làm gì để phát hiện và phòng chống bệnh lao cho trẻ?
Bệnh lao ở trẻ không khó điều trị, phác đồ ngắn hơn tuy nhiên phát hiện bệnh ở trẻ khó hơn so với người lớn. Trẻ em đa phần mắc lao ở độ tuổi dưới 5 chiếm khoảng 50% tổng số trẻ mắc bệnh. 80% các ca bệnh lao ở trẻ là lao phổi. Phần lớn các trường hợp này không phát hiện được vi khuẩn do trẻ không ho khạc đờm được, không làm được xét nghiệm vi khuẩn. Trong khi, xét nghiệm chẩn đoán lao chủ yếu dựa trên xét nghiệm đờm để tìm vi khuẩn lao.
Bên cạnh đó, triệu chứng lao ở trẻ em không đặc hiệu, trẻ không thể nói rõ được các triệu chứng, khó phân biệt với các bệnh hô hấp khác
Cũng về bệnh lao trẻ em, bà Kiều Thị Mai Hương, Quản lý chương trình Sức khỏe & An sinh, SCDI cho biết, bệnh lao thường lây lan khi người lớn bị nhiễm vi khuẩn ho vào không khí. Trẻ hít phải những vi khuẩn này, dẫn đến nhiễm bệnh. Trẻ em dưới 10 tuổi khi bị lao phổi hiếm khi lây cho người khác, vì có rất ít vi khuẩn trong các nước bọt, nước mũi của các em, kể cả khi ho. Đây là điều may mắn, nhưng cũng tạo nên sự phức tạp trong chẩn đoán lao ở trẻ, khiến khó phát hiện bệnh hơn.
Ở các trẻ có triệu chứng (phần lớn là do không được điều trị thích hợp, tình trạng nhiễm trùng tiến triển), triệu chứng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Với bé ít tuổi, phổ biến là sốt, giảm cân, tăng trưởng kém, ho, sưng hạch, nhiễm lạnh. Với bé lớn tuổi hơn, triệu chứng là ho kéo dài hơn 2 tuần, đau ở ngực, có máu trong đờm, ốm yếu mệt mỏi, sưng hạch, giảm cân, giảm cảm giác thèm ăn, sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm, hay bị ớn lạnh.
Cha mẹ nên chú ý, vì thông thường, khi con gặp các triệu chứng kể trên, nhiều gia đình thường nghĩ đến các bệnh thông thường khác chứ không phải bệnh lao. "Con mình hoàn toàn có khả năng mắc lao" - đó là điều các phụ huynh luôn cần lưu ý để có thể theo dõi và đưa con đi khám khi có triệu chứng.
Ở một số lượng rất nhỏ trẻ em (chủ yếu là những trẻ dưới bốn tuổi), bệnh lao có thể lây lan qua đường máu, ảnh hưởng đến hầu như bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể. Căn bệnh này đòi hỏi điều trị phức tạp hơn nhiều và bắt đầu điều trị càng sớm thì càng tốt. Những trẻ này có nhiều nguy cơ mắc bệnh lao màng não, một dạng bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh trung ương.
Tuy nhiên tin vui là, bệnh lao hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm. Hơn thế nữa, phòng bệnh hơn chữa bệnh, có thể dùng một số biện pháp đơn giản để ngăn ngừa bệnh lao ở trẻ em và cả gia đình, đó là nắm vững những điều cơ bản sau:
29/12/2022 20:09
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?
Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.
Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.