Đăng nhập sổ của bạn
Bổ sung hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ cần lưu ý gì?
Nhiều bậc cha mẹ đã cho con dùng hormone tăng trưởng với hy vọng con phát triển chiều cao. Tuy nhiên, loại hormone này có thực sự giúp trẻ đạt được chiều cao mong muốn hay không?
Khi thiếu hormone tăng trưởng, trẻ sẽ không đạt được chiều cao và cân nặng chuẩn theo lứa tuổi. Chậm tăng trưởng chiều cao được định nghĩa khi chiều cao dưới -2 chỉ số độ lệch chuẩn (< -2SD) và tốc độ tăng chiều cao trong 1 năm < 1,5 độ lệch chuẩn so với quần thể tham khảo cùng tuổi giới.
Tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao có thể cải thiện khi điều trị bằng hormone tăng trưởng gặp trong: Hội chứng Turner, suy tuyến yên toàn bộ, thiếu hormone tăng trưởng đơn thuần, hội chứng Prader Willi, suy thận mạn, chậm phát triển so với tuổi thai, lùn đơn thuần.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ như: Gen di truyền, dinh dưỡng, vận động, môi trường, tâm lý… Đối với trẻ thấp còi do thiếu hormone tăng trưởng, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung hormone tăng trưởng cho trẻ phải do bác sĩ chỉ định và kiểm tra chặt chẽ để đánh giá đáp ứng điều trị cũng như các tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra.
Trong trường hợp thấy trẻ thấp lùn, nghi ngờ do thiếu hụt hormone tăng trưởng, phụ huynh không nên tự ý bổ sung hormone tăng trưởng cho trẻ, bởi lẽ việc này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như thừa hormone, gây nên các bệnh lý về nội tiết. Thay vào đó, cần đưa trẻ đến khám, chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở kiểm tra chi tiết từ dinh dưỡng đến nội tiết.
Các loại thuốc chứa hormon tăng trưởng là các chế phẩm tổng hợp bằng công nghệ sinh học human Growth Hormon (hGH) được dùng trong một số bệnh lý nhất định, trong đó có thể hỗ trợ tăng chiều cao, sử dụng cho trẻ em ở độ tuổi đang lớn có chiều cao khiêm tốn, do thiếu GH (phải xác định chắc chắn có nồng độ GH trong máu thấp bằng xét nghiệm). Nếu đáp ứng với điều trị, trẻ sẽ tăng chiều cao từ 8-12cm/năm.
Thời điểm điều trị bằng hormone tăng trưởng tốt nhất ở trẻ là trong khoảng 4-13 tuổi, trước khi các sụn xương của trẻ đóng lại. Sau tuổi dậy thì, việc điều trị bằng hormone tăng trưởng sẽ không còn ý nghĩa. Trẻ cần được kiểm tra định kỳ 3-6 tháng để bác sĩ đánh giá đáp ứng điều trị cũng như theo dõi các tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra. Hormon tăng trưởng sẽ được tiêm dưới da trước khi trẻ đi ngủ và tiêm đều đặn đến khi đạt chiều cao trưởng thành gần với mức bình thường.
Do hGH là một protein, khi uống bị enzym tiêu hóa phân hủy trước khi được hấp thu vào cơ thể nên thuốc phải dùng theo đường tiêm. Do vậy, cần thận trọng với những loại thực phẩm chức năng GH đường uống được quảng cáo với công dụng giúp tăng chiều cao.
Mặc dù tiêm hormone tăng trưởng là cách thức điều trị tương đối an toàn và hiệu quả đối với các trường hợp trẻ em chậm phát triển do thiếu GH, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ nếu không tuân thủ phác đồ điều trị.
Một số tác dụng không mong muối thường gặp của thuốc bao gồm phát ban và đau tại chỗ tiêm, sốt, sưng, tê, đau khớp, đau cơ bắp, nhức đầu, dị cảm, phù ngoại vi.
Lưu ý, nếu dùng thừa GH có thể dẫn đến u tuyến yên, to đầu chi, vì liều cao hormone tăng trưởng chỉ làm xương dày lên chứ không dài ra. Thừa GH còn có thể dẫn đến tăng tần suất bị đái tháo đường, tim mạch, u ác tính đường tiêu hóa hoặc có thể gây ra khối u giả trong não (pseudotumor cerebri), nhức đầu dữ dội buộc phải ngừng thuốc.
Bên cạnh đó, chức năng tuyến giáp của trẻ nên được kiểm tra thường xuyên trong quá trình điều trị bằng hormone tăng trưởng để kịp thời điều chỉnh nếu cần. Đồng thời, trẻ được điều trị bằng hormone tăng trưởng mà đang sử dụng glucocorticoid kèm theo, nên được kiểm tra định kỳ nồng độ cortisol trong huyết thanh.
21/07/2023 21:06
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.