Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

6 món ăn tốt cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch chống lại virus gây bệnh.

1. Cần xử trí và chăm sóc thế nào khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng thường bắt đầu với triệu chứng: sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng.

Khoảng 1 - 2 ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở xuất hiện trong miệng gây đau rát. Ban đầu là những nốt phồng rộp màu đỏ và thường phát triển thành các vết loét, vết loét chủ yếu ở trên lưỡi, lợi và bên trong má.

Dấu hiệu phát ban không ngứa xuất hiện trong 1-2 ngày với các tổn thương màu đỏ phẳng hoặc gồ lên, một số kèm theo bọng nước. Phát ban thường tập trung nhiều trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, cũng có thể xuất hiện ở mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục...

Khi phát hiện dấu hiệu trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn điều trị đúng cách. Trường hợp trẻ mắc bệnh nhẹ sẽ được hướng dẫn điều trị chăm sóc tại nhà.

Dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, hỗ trợ như: hạ sốt, cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh các vùng da có mụn phỏng, nhất là các vết loét trong miệng.

Theo ThS. Đỗ Thị Thúy Hậu, Điều dưỡng trưởng Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, trường hợp trẻ mắc tay chân miệng ở mức độ nhẹ, chỉ có loét miệng, tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt thì có thể được điều trị và theo dõi tại nhà.

Cha mẹ cần chăm sóc và cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Cần cách ly và kiểm soát tình trạng sốt của trẻ; vệ sinh cơ thể, chăm sóc da đúng cách; theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp phù hợp, kịp thời.

Về chế độ ăn uống của trẻ: 

  • Nếu trẻ còn bú: tiếp tục cho ăn sữa mẹ (vắt sữa đổ thìa khi trẻ đau miệng không bú được). 
  • Đối với trẻ lớn: cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo. Nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ. Không nên cho trẻ ăn đồ cay, nóng, cứng.
 
2. Các món ăn tốt cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Khi mắc bệnh tay chân miệng trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu do các vết phồng rộp trong miệng gây đau đớn khi nhai, nuốt. Vì thế trẻ thường không muốn ăn, chán ăn, quấy khóc, hay nôn trớ… Các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý cha mẹ cần cho trẻ ăn các thức ăn loãng nhưng giàu dinh dưỡng để trẻ dễ nuốt, dễ tiêu hóa và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Các món ăn mềm, lỏng như súp, cháo… chứa nhiều nước giúp bù lượng nước thiếu hụt bị mất do trẻ bị sốt. Súp, cháo cũng rất dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Đây cũng là món ăn ưa thích thường ngày của trẻ nên trẻ sẽ dễ ăn hơn.

Dưới đây là một số món cháo, súp cung cấp đầy đủ các nhóm chất như: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và nhanh hồi phục.

Súp gà ngô nấm

Nguyên liệu

  • Thịt gà 200g
  • Ngô ngọt ½ bắp
  • Lòng trắng trứng gà 1 quả
  • Nấm hương, cà rốt, một ít bột năng

Cách làm

- Thịt gà rửa sạch, để ráo nước, cho nước vào luộc gà chín, vớt ra đĩa rồi xé sợi. Phần xương gà cho vào ninh cho ngọt nước, lọc lấy nước dùng để nấu súp.

- Ngô ngọt tách lấy hạt, rửa sạch. Cà rốt bào bỏ vỏ, cắt hạt lựu. Nấm hương ngâm nước ấm, rửa sạch, thái sợi. Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.

- Cho ngô ngọt, cà rốt vào nước luộc gà đun sôi cho chín mềm. Tiếp tục cho gà xé sợi, nấm hương vào và nêm nếm gia vị vừa miệng.

- Cho bột năng trộn với một ít nước khuấy tan, đổ từ từ vào nồi súp gà, vừa đổ vừa khuấy đều, hạ lửa nhỏ đun thêm vài phút. Đánh lòng trắng trứng gà cho vào nồi súp, khuấy đều cho sôi lại. Thêm rau mùi, hành lá, khuấy đều và tắt bếp.

Súp tôm bí đỏ

Nguyên liệu

  • Tôm 100g
  • Bí đỏ 150g
  • Sữa tươi không đường 30ml
  • Gia vị, dầu ăn

Cách làm

- Tôm tươi lột vỏ và đầu, rút sạch chỉ đen trên lưng, rửa sạch. Phần đầu tôm giữ lại để nấu nước dùng.

- Đun nước dùng khoảng 10 phút thì vớt đầu tôm ra. Cho thịt tôm vào trần chín, vớt ra và xắt thành miếng nhỏ.

- Cho một ít dầu ăn vào nồi đun nóng rồi cho bí đỏ đã thái miếng vào xào đến khi săn lại. Sau đó cho nước dùng tôm vào nồi bí đỏ đun với lửa nhỏ vừa trong khoảng 15 phút. Khi bí đỏ chín mềm thì cho sữa vào khuấy đều, đun sôi lại, sau đó xem xay nhuyễn hỗn hợp bí đỏ bằng máy xay sinh tố.

- Bí đỏ đã được xay nhuyễn cho lại vào nồi rồi cho thịt tôm vào, khuấy đều hỗn hợp súp tôm bí đỏ, nấu thêm khoảng 1 - 2 phút rồi nêm gia vị là được.

Súp tôm bí đỏ.
Súp thịt bò khoai tây

Nguyên liệu

  • 1 củ khoai tây
  • 50g thịt bò
  • 1 viên phô mai
  • 200ml nước dùng

Cách làm

- Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch, sau đó đem hấp rồi tán nhuyễn. Thịt bò rửa sạch, xay nhỏ.

- Cho thịt bò và khoai tây vào nồi nước dùng, đun sôi, nêm gia vị rồi thả viên phô mai vào, khuấy đều đến khi tan là được.

Cháo thịt gà cà rốt

Nguyên liệu

  • Gạo 50g
  • Thịt gà 50g
  • Cà rốt 30g
  • Hành lá, gia vị

Cách làm

- Rửa sạch thịt gà rồi đem luộc chín, xé nhỏ.

- Cà rốt nạo vỏ và rửa sạch, luộc chín, sau đó tán nhuyễn. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.

- Vo sạch gạo, dùng nước luộc gà ninh nhừ cháo. Sau khi cháo chín nhừ, cho thịt gà, cà rốt, một ít hành lá vào đảo đều, nêm gia vị đảo đều rồi tắt bếp.

Cháo sườn rau củ

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ 2 nắm
  • Khoai tây 1 củ
  • Cà rốt ½ củ
  • Nấm rơm 100g
  • Sườn non 300g
  • Hành lá, mùi, gia vị

Cách làm

- Cho sườn vào luộc sôi rồi rửa sạch, thêm nước đun cho sườn chín mềm rồi vớt ra để riêng.

- Khoai tây, cà rốt gọt sạch vỏ, thái hạt lựu. Nấm rơm rửa sạch, trần qua nước sôi, để ráo, cắt đôi.

- Cho gạo vào nồi nước sườn nấu thành cháo nhừ. Sau đó cho tiếp khoai tây, cà rốt vào ninh thêm 10 phút thì cho tiếp nấm rơm vào đun chín, nêm gia vị rồi tắt bếp.

Cháo sườn rau củ.
Cháo thịt bò rau củ

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ 50g
  • Khoai tây 1 củ nhỏ
  • Cà rốt 20g
  • Thịt bò 30g
  • Đậu Hà Lan 10g

Cách làm

- Thịt bò rửa sạch, bằm nhuyễn. Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu. Đậu Hà Lan rửa sạch, để ráo.

- Đem luộc hoặc hấp các loại rau củ: khoai tây, cà rốt và đậu Hà Lan, để ra đĩa.

- Nấu cháo chín nhừ, sau đó cho thịt bò và khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan vào khuấy đều, nêm  gia vị, đun thêm khoảng 5 phút nữa là được.

 

07/07/2023 21:17

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.