Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

5 bài thuốc từ lá sen

Lá sen là vị thuốc có nhiều công dụng và được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Kinh nghiệm dân gian dùng lá sen phòng ngừa và điều trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên trong những tháng hè như cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy…

Theo y học cổ truyền, lá sen có vị đắng chát, tính bình, lợi vào 3 kinh tâm, tỳ, can; có tác dụng thanh thử (giải trừ nắng nóng), lợi thấp và chỉ huyết (cầm máu); chủ trị thử thấp tiết tả (tiêu chảy do nóng ẩm mùa hè), huyễn vựng (chóng mặt hoa mắt), phù thũng, thổ huyết, nục huyết (chảy máu mũi), băng lậu, tiện huyết, hậu sản (choáng váng sau sinh...).

Kinh nghiệm dân gian dùng lá sen phòng ngừa và điều trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên trong những tháng hè như cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy…

Lá sen phòng ngừa và điều trị các chứng bệnh do thử thấp (cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy…)

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm. Trên lâm sàng, lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và giảm cân giữ dáng, phòng trị tăng huyết áp, hạ mỡ máu, xơ vữa động mạch và viêm túi mật.

Một số bài thuốc từ lá sen:

Bài 1: Hà diệp (lá sen khô) 10g (tươi 30g). Hãm nước sôi, uống thay trà, uống liên tục 3 tháng/1 liệu trình.

Tác dụng: giải nhiệt, lợi tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn máu, sử dụng thường xuyên có khả năng phòng ngừa tăng huyết áp và tai biến mạch máu não, thích hợp với người cao tuổi.

Bài 2: Lá sen tươi 6g (dùng phần rìa lá), kim ngân hoa 6g, tây qua (vỏ dưa hấu) 6g, ty qua bì (vỏ mướp) 6g, búp tre tươi 6g; cho vào nồi, đổ ngập nước, sắc còn 300ml nước; chia 2 lần uống trong ngày.

Tác dụng: Giải thử (trừ nóng mùa hè), thanh phế (mát phổi), dùng trong trường hợp cảm nắng, đau đầu, ho khan, hoa mắt, chóng mặt.

Kim ngân hoa, vị thuốc giải nhiệt

Bài 3: Lá sen tươi 20g (cắt nhỏ), hồng táo (táo tầu) 5 quả. Hãm với nước sôi trong bình kín, lấy nước uống thay trà;

Tác dụng: Thanh thử, ích khí, thoái nhiệt; dùng cho trẻ nhỏ và người cao tuổi sốt nhẹ, nóng trong người trong ngày hè.

Bài 4: Sơn tra (táo mèo) 15g, hà diệp 10g (hoặc dùng lá sen tươi 20g ); thái nhỏ; hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày.

Tác dụng: Lợi tỳ vị, tiêu ứ, giảm béo, chống tích trệ, hạ cholesterol và tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim, bảo vệ gan, phòng bệnh tim mạch.

Bài 5: Lá sen 6g, mộc thông 3g, liên kiều 6g, hoàng liên 2g, lá tre 5g, đan bì 6g, hoàng cầm 3g, rễ cỏ tranh 10g. Đun lấy nước uống thay trà.

Tác dụng: Thanh thử, giải nhiệt; dùng cho người trong lòng buồn bực, mũi họng đều khô, miệng khát, đổ máu cam, đại tiểu tiện bất lợi.

 

27/06/2023 10:16

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.