Đăng nhập sổ của bạn
Chăm sóc trẻ nhũ nhi đến khi đầy năm
Trẻ ở tuổi nhũ nhi được xác định từ 1 tháng tuổi đến 1 năm tuổi. Việc chăm sóc trẻ trong thời điểm này rất quan trọng.
Thời điểm trẻ dễ bị ốm
Trong 6 tháng đầu sau khi chào đời, trẻ thường được thừa hưởng các yếu tố miễn dịch của người mẹ nên những bệnh truyền nhiễm cũng ít bị mắc nhiều hơn từ tháng thứ 6 trở đi.
Trong thời kỳ này, nếu không được tiêm chủng phòng bệnh, từ tháng thứ 2-3 trẻ dễ mắc bệnh ho gà. Từ tháng thứ 6 trở đi dễ bị bệnh bạch hầu, bại liệt, sởi, tiêu chảy và viêm phổi.
Tiêu chảy và viêm phổi là hai loại bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất, có thể xảy ra từ 3-7 lần trong một năm.
Nếu chế độ ăn uống thiếu chất, thiếu sữa mẹ, nếu trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn thì hậu quả dẫn đến suy dinh dưỡng là điều rất dễ dàng. Trẻ suy dinh dưỡng thường chỉ xảy ra đối với các trường hợp trẻ không được nuôi dưỡng bằng bú sữa mẹ hoặc sữa bò.
Cho trẻ ăn đúng cách
Lưu ý trong thời kỳ nhũ nhi, cách nuôi trẻ cho đến khi đủ 1 tuổi để đầy năm là vấn đề cần được quan tâm.
Chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ cho đến khi tròn 4 tháng tuổi, nếu mẹ đủ sữa thì trẻ có thể lớn và tăng cân gấp đôi so với lúc mới sinh, tương ứng khoảng 6kg. Khi không có sữa mẹ, có thể nuôi dưỡng trẻ bằng sữa bò, sữa dê, sữa trâu, sữa cừu hay sữa đậu nành.
Nên nhớ rằng các loại bột ngũ cốc không đáp ứng được nhu cầu của trẻ trong giai đoạn này, nhất là bột gạo. Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng nặng và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Đối với các loại sữa đã nêu ở trên, tốt nhất là nên dùng sữa tươi hay sữa bột bảo đảm vệ sinh. Sữa đặc có đường không phải là nguồn thức ăn thích hợp cho trẻ.
Thực tế mặc dù người mẹ có nhiều sữa nhưng khi trẻ đã được 5 tháng tuổi cần cho trẻ ăn sam hay ăn dặm vì đây là một hình thức tập cho trẻ ăn bữa ăn của người lớn dần dần.
Thức ăn sam hay ăn dặm của trẻ từ 5-7 tháng tuổi mỗi ngày chỉ cần một lần. Cơ cấu thành phần bữa ăn gồm: bột loãng 5%; lòng đỏ trứng từ 1/4 quả trong tháng đầu, sau đó tăng dần lên; các loại rau xanh kể cả lá rau nghiền kỹ có đủ các vitamin mà muối khoáng. Thêm một thìa cà phê dầu thực vật hoặc bơ, mỡ.
Khi trẻ được 8-10 tháng tuổi, mỗi ngày cho ăn 2 bữa ăn dặm; ngoài trứng và rau, lúc này có thể cho ăn các loại chất đạm động vật hay thực vật như thịt, cá, tôm, đậu...; chất bột pha đặc dần lên 7%. Đối với trẻ từ 10-12 tháng tuổi, mỗi ngày cho ăn 3 bữa ăn dặm.
Chất bột được pha đặc lên 10% với các loại thực phẩm mà người lớn ăn. Lưu ý ngoài những bữa ăn dặm bằng bột hỗn hợp, vẫn duy trì cho trẻ được bú sữa mẹ nhất là vào buổi sáng và buổi tối.
Các thức ăn dùng để ăn sam hay ăn dặm là thức ăn bổ sung cần cung cấp đủ 4 nhóm gồm chất đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng. Đây là một nhu cầu dinh dưỡng hoàn chỉnh cho trẻ cần thiết, nếu để thiếu bất cứ nhóm nào cũng sẽ gây mất cân đối và trẻ sẽ không phát triển tốt được.
Không cho trẻ ăn dặm quá sớm
Ở nước ta, nhiều người mẹ thường mắc phải sai lầm là cho trẻ nhũ nhi trong năm đầu tiên ăn sam hay ăn dặm quá sớm trước 4 tháng tuổi nên trẻ chưa có khả năng hấp thu được và thường bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Nếu ăn sam hay ăn dặm quá muộn và thức ăn chỉ có nước cháo, mắm muối, bột ngọt thì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất do người mẹ kiêng cữ ít cho trẻ ăn trứng, mỡ và rau xanh.
Nên nhớ rằng trứng là một loại chất đạm cao cấp đứng hàng thứ hai sau sữa có đầy đủ các axít amin rất cần cho nhu cầu phát triển của trẻ; chất mỡ sẽ cho nhiều calo hơn chất đạm, không có chất mỡ thì một số loại vitamin như vitamin A, vitamin D đều không được hấp thu vào cơ thể; các yếu tố vi lượng cần cho sự chuyển hóa như: sắt, kẽm, đồng... đều có trong những loại thức ăn như rau quả rất cần thiết cho cơ thể phát triển.
Một vấn đề cũng khá quan trọng để phòng bệnh cho trẻ trong thời kỳ nhũ nhi là thực hiện việc tiêm chủng đầy đủ các loại vắcxin bảo vệ theo khuyến cáo.
17/04/2022 16:56
Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?
Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.
Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.
Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.
Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.
Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.
Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?