Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Điều trị táo bón chức năng cho trẻ như thế nào?

Táo bón ở trẻ rất thường gặp, gây khó khăn và đau cho trẻ mỗi khi đi cầu cho trẻ. Bởi vậy khiến trẻ sợ hãi, nhịn khiến tình trạng táo bón càng trầm trọng

1. Táo bón chức năng là gì?

Táo bón chia thành 2 loại là táo bón thực thể và táo bón chức năng.

Trong đó, táo bón thực thể gặp rất ít, khoảng 5% trên tổng số ca mắc táo bón ở trẻ. Đây là tình trạng táo bón có nguyên nhân bệnh thực thể (có tổn thương cấu trúc, chức năng) tại đường tiêu hóa hoặc ngoài đường tiêu hóa. Khi can thiệp vào nguyên nhân bệnh thực thể thì tình trạng táo bón được cải thiện.

Táo bón chức năng chiếm 95% các trường hợp táo bón mạn tính ở trẻ em. Tình trạng này là do rối loạn chức năng, do sự chưa hoàn thiện của hệ tiêu hóa hay chế độ ăn và sinh hoạt chưa hợp lý.

2. Các biện pháp điều trị táo bón chức năng

Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng thấy chậm đi cầu (vài ngày mới đi tiêu), nhưng phân mềm, khi trẻ đi cầu không khó khăn, thì hầu hết là bình thường. Chỉ cần theo dõi những lần đi cầu sau của bé mà chưa cần điều trị.

Nếu tình trạng trẻ có ứ phân, khó đi cầu, phân khô hoặc mỗi lần đi cầu bé phải dặn (đỏ mặt hoặc khóc) thì phải điều trị tháo/xổ phân ngay.

Trẻ bị táo bón nên có tâm lý sợ hãi mỗi lần đi cầu.

Cách điều trị cho trẻ phụ thuộc độ tuổi:

*Trẻ dưới 1 tuổi

- Dùng thuốc glycerin đặt hậu môn, mỗi lần dùng 1 liều và không nên dùng thường xuyên; không dùng kéo dài quá 7 ngày. Trường hợp trẻ chưa tự đi cầu được sau 7 ngày dùng thuốc mà tình trạng táo bón vẫn căng thẳng, cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc và theo dõi.

Sau khi đặt thuốc khoảng 15-30 phút, trẻ sẽ có cơn món dặn và đi cầu. Trường hợp thuốc không có tác dụng, tuyệt đối không dùng thêm liều thuốc nữa mà phải dùng biện pháp khác.

Thụt tháo bằng nước: Đây là biện pháp có thể thực hiện tại nhà nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Bơm nước muối sinh lý vào hậu môn (6ml/kg, tối đa 135ml). Không thụt tháo nhiều lần hoặc sai cách vì có thể làm tổn thương, gây giãn đại tràng sigma và trực tràng. Ngoài ra còn có thể làm mất phản xạ đi cầu tự nhiên của trẻ.

Có thể dùng nước ấm pha một chút mật ong hoặc glycerin để giúp trẻ đi cầu dễ hơn.

Cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ nếu muốn thụt tháo cho trẻ.

- Lactulose hoặc sorbitol là nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu, có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột, giúp phân mềm hơn và tống ra ngoài dễ hơn. Không dùng thuốc quá 7 ngày.

- Polyethylen glycol (PEG 3350) cũng là thuốc nhóm nhuận tràng thẩm thấu, giúp tăng nhu động ruột, giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.

* Trẻ trên 1 tuổi

- Tháo/xổ phân nhanh bằng glycerin đặt hậu môn.

- Thụt tháo bằng nước với liều tính 6ml/kg (tối đa 135 ml) mỗi 12- 24 giờ, từ 1-3 lần, tùy thuộc tình trạng táo bón của trẻ.

- Biện pháp phối hợp: Ngày 1 thụt tháo. Ngày 2 dùng thuốc bisacodyl đặt hậu môn 10mg mỗi 12- 24 giờ. Ngày 3 đặt bisacodyl 5 mg mỗi 12- 24 giờ.

Lặp lại liệu trình 3 ngày 1-2 lần nữa nếu cần. Sau đó nếu tình trạng táo bón vẫn còn, trẻ không tự phản xạ đi cầu, cần đưa trẻ đi tái khám.

- Tháo xổ phân chậm: Dùng lactulose hoặc sorbitol 4ml/kg chia 2 lần mỗi ngày, trong 7 ngày.

- Điều trị duy trì: Sử dụng thuốc nhuận tràng thẩm thấu lactulose hoặc sorbitol hoặc PEG 3350 theo hướng dẫn của bác sĩ.

Liều thuốc nhuận tràng sẽ được điều chỉnh tăng hay giảm tùy theo tính chất phân. Cha mẹ cần phối hợp với bác sĩ để dò được liều phù hợp cho trẻ.

- Nhuận tràng kích thích như bisacodyl 5 mg 1-3 viên/ngày chia 1-2 lần. Không nên chọn nhuận tràng kích thích là biện pháp đầu tay khi điều trị duy trì. Thuốc chỉ chỉ dùng đối với táo bón trơ, sau khi thất bại với nhuận tràng thẩm thấu.

3. Thời gian điều trị táo bón chức năng bao lâu?

Sau khi điều trị duy trì đạt được thành công, tức là trẻ đã đi cầu từ 3 lần trở lên trong 1 tuần, thì việc điều trị phải được duy trì ít nhất 6 tháng. Một số trẻ thậm chí cần thời gian nhiều hơn mới đạt hiệu quả lâu dài. Sau đó phải giảm liều chậm trước khi ngừng thuốc.

 Việc ngừng thuốc đột ngột có thể khiến tình trạng táo bón quay trở lại và việc điều trị phải bắt đầu lại, sẽ khó khăn hơn.

4. Làm thế nào để điều trị thành công táo bón chức năng cho trẻ?

- Ngoài việc dùng thuốc, trẻ cần uống đủ nhu cầu hàng ngày, không cần uống nhiều hơn. Chưa có bằng chứng uống thật nhiều nước thì làm giảm được táo bón chức năng.

- Trẻ cần được cung cấp các thức ăn giàu chất xơ: Sữa mẹ, rau, trái cây, ngũ cốc nguyên cám.

- Khuyến khích trẻ đi tiêu mỗi ngày, vào khoảng thời gian nhất định. Nên tập đi cầu sau bữa ăn tối 20- 30 phút. Động viên trẻ ngồi bô hay toilet 5-10 phút dù có mót đi cầu hay không. Chú ý cho chân trẻ chạm lên một mặt phẳng khi ngồi đi cầu. Không hối thúc trẻ, có thể xoa nhẹ bụng theo chiều kim đồng hồ để giúp khởi động nhu động ruột.

- Không được la mắng khi trẻ són phân.

- Chú ý phát hiện hành vi nín giữ phân để khuyến khích trẻ đi cầu, không cần đưa trẻ tới chuyên gia tâm lý một cách thường quy.

Theo dõi mỗi tháng trong giai đoạn đầu, mỗi 3-4 tháng trong giai đoạn sau.

Điều trị táo bón mạn chức năng trẻ em là phải kiên trì, kéo dài trong đó dùng nhuận tràng như là liệu pháp đầu tay kéo dài 6-12 tháng. Bác sĩ cần giải thích với người nhà rằng thuốc nhuận tràng thẩm thấu đã được chứng minh là an toàn khi dùng thời gian dài để tránh bỏ thuốc, khiến việc điều trị bị thất bại.

 

06/06/2022 17:51

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.