Đăng nhập sổ của bạn
Mụn cóc ở lòng bàn chân: Cách điều trị và ngăn ngừa
Mụn cóc ở mặt lòng bàn chân là một nhiễm trùng da do virus HPV phổ biến ở mặt lòng bàn chân của bạn.
Tắm ở hồ bơi, bể tắm công cộng hoặc đi bộ chân trần sau khi tập luyện ở các phòng tập gym, tập võ, yoga...) làm tăng nguy cơ phát triển các mụn cóc.
Mụn cóc ở chân là những sẩn nhỏ, phẳng hoặc sần sùi trên bàn chân, thường xuất hiện ở mu bàn chân và gót chân. Hầu hết mụn cóc ở lòng bàn chân không phải là vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và thường tự khỏi tuy nhiên cần được điều trị triệt để, tránh gây khó chịu, đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mụn cóc ở chân:
- Ngã, đứt tay hoặc vô tình làm trầy xước da như đi chân trần trên cát, dẫn đến vết thương hở, tạo điều kiện cho virus HPV xâm nhập, lây lan, hình thành mụn cóc trên da.
- Những người bị rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu cao… hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác nếu tiếp xúc trực tiếp với người đã bị nhiễm bệnh.
- Bệnh cũng thường thấy ở những người làm nghề móng, do tiếp xúc không được trang bị đồ bảo hộ.
- Tự lây nhiễm.
Mụn cóc ở chân có thể làm cho người bệnh cảm thấy rất đau vì chúng thường nằm ở nơi bị chèn ép khi đi bộ hoặc chạy. Mụn cóc lòng bàn chân thường lây lan sang các khu vực khác của bàn chân, tăng kích thước, và đau.
Mụn cóc Plantar có thể mọc ra bất cứ nơi nào trên bàn chân. Chúng có thể khó phân biệt với những vết chai chân. Tuy nhiên, bạn có thể thấy những chấm đen nhỏ xíu trên lớp bề mặt của một mụn cóc bàn chân. Đây là những kết thúc của mao mạch máu. Vết chai không có mạch máu, thường là giống cây nến sáp màu vàng và thường thấy ở những nơi chịu sự tì đè ở lòng bàn chân.
Mụn cóc Plantar có thể rất đau đớn hoặc đau nhẹ. Đứng và đi bộ đẩy các mụn cóc phẳng. Mụn cóc lớn lên có rể ăn sâu vào da, làm cho người bị cảm thấy như có một viên sỏi trong giày của bạn.
Ngoài ra bạn còn thấy các dấu hiệu như:
Mặc dù mụn cóc lòng bàn chân có thể tự biến mất nhưng không nên chủ quan. Một số người tự lấy kim lể mụn sẽ gây nhiễm trùng bội nhiễm tại các vết thương và làm tình trạng nặng hơn, kéo dài tiến triển thành những vết loét mãn tính ở bàn chân.
Bác sĩ có thể cẩn thận cắt mụn cóc và áp dụng một phác đồ xử lý bằng hóa học. Các bác sĩ cũng có thể cung cấp cho bạn hướng dẫn tự chăm sóc. Có thể điều trị bằng bôi Salicylic acid, áp dụng hàng ngày, và vệ sinh chân tốt, bao gồm cả sử dụng thường xuyên của một viên đá bọt để chà mụn. Ngoài ra có thể làm tiểu phẫu cắt bỏ các mụn cóc.
Laser: Sử dụng laser để hoá hơi tổ chức mô và quang đông mạch máu, lúc này các mô tổn thương sẽ bị hoại tử, bong ra và mụn cóc ở chân sẽ được loại bỏ. Vì khả năng tái phát sau điều trị nên phương pháp này có thể cần được lặp lại.
Vaccine: Mặc dù mục đích ban đầu không phải loại bỏ mụn cóc ở bàn chân nhưng vaccine HPV đã được sử dụng thành công để ngăn ngừa và điều trị mụn cóc.
Bên cạnh đó, cũng có thể thực hiện các phương pháp dân gian như: ngâm chân nước muối ấm mỗi buổi tối khoảng 15-20 phút, lấy cục đá bọt chà nhẹ cho da mụt cóc bớt dầy, sau đó giả củ hành tím tươi đắp lên mụn cóc và băng lại đến sáng. Làm lặp lại như vậy khoảng 8-10 ngày mụn cóc sẽ tự bong tróc ra và vết thương lành tốt.
Có thể giảm nguy cơ nhiễm virus hoặc ngăn mụn cóc lây lan ở chân bằng cách thực hiện các bước sau:
28/07/2023 07:42
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.