Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những ai cần thận trọng khi bổ sung vitamin D?

Vitamin D mặc dù quan trọng và rất cần thiết cho sức khỏe, nhưng cũng có những nhóm người cần thận trọng khi bổ sung chất này...

Vitamin D không thực sự là một loại vitamin mà là một pro-hormone tan trong chất béo. Vitamin D có 2 dạng: Vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Cả 2 đều được chuyển đổi trong cơ thể thành dạng hoạt động của vitamin D.

Vitamin D2 được tổng hợp tự nhiên bởi thực vật. Vitamin D3 được cơ thể tổng hợp khi da tiếp xúc với tia cực tím (chủ yếu là tia UVB) từ mặt trời.

Một nguồn lớn vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời.

Dưới tác dụng của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, da sản sinh ra cholecalciferol. Chất này sẽ được vận chuyển và chuyển hóa ở gan thành 25-hydroxycholecalciferol 25(OH)vitamin D, sau đó ở thận sẽ chuyển sang dạng hoạt động là 1,25 dihydroxycholecalciferol, là chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D.

Quá trình sản xuất này thay đổi rất nhiều tùy theo vùng địa lý, mùa, giờ trong ngày hoặc thậm chí là sắc tố da. Vitamin D2 và D3 có thể được sản xuất hóa học và được sử dụng làm chất bổ sung.

1. Vai trò của vitamin D

Chức năng chính của vitamin D là đảm bảo đủ nồng độ canxi và phốt pho trong máu, giúp ruột hấp thu các khoáng chất này và giảm thải trừ qua thận.

Hỗ trợ này cho phép:

  • Tối ưu hóa sự khoáng hóa của xương, sụn và răng
  • Điều chỉnh chức năng cơ bắp
  • Tối ưu hoạt động của hệ thần kinh
  • Quá trình đông máu bình thường

Ngoài ra, vitamin D còn tham gia vào quá trình cân bằng nội tiết tố và góp phần vào hoạt động của hệ thống miễn dịch. Do đóng một vai trò trong hoạt động chính xác của các tế bào miễn dịch, sự thiếu hụt của vitamin D có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như cảm, cúm…

2. Ai có nguy cơ thiếu hụt vitamin D?

Một số quần thể có nguy cơ thiếu vitamin D bao gồm: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người già. Khả năng hấp thụ hoặc tổng hợp vitamin D của cơ thể giảm dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, lượng vitamin D hấp thụ thấp là dẫn đến tình trạng mất xương và do đó gây loãng xương.

Các yếu tố khác có thể làm trầm trọng thêm những nguy cơ thiếu hụt này: sắc tố da, chế độ ăn kiêng cụ thể (loại bỏ thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa), các bệnh lý gây ra tình trạng kém hấp thu ở ruột.

Các dấu hiệu lâm sàng của tình trạng thiếu vitamin D là:

  • Nhuyễn xương và còi xương
  • Mất trương lực cơ
  • Cơn co giật (liên quan đến hạ canxi máu) và đôi khi thiếu máu.

Ở những người có nguy cơ bị thiếu hụt, cần làm xét nghiệm máu để đo nồng độ 25 (OH) vitamin D trong huyết thanh. Nồng độ 25 (OH) vitamin D trong máu nên nằm trong khoảng từ 30 đến 45 ng/ml máu. Nếu nồng độ vitamin D trong máu dưới 30 ng/ml, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung vitamin D để đưa về giá trị bình thường.

Bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung vitamin D dựa trên kết quả xét nghiệm máu xem có thiếu chất này hay không
 
Cần tránh khái niệm "càng nhiều càng tốt" trong trường hợp bổ sung vitamin D. Dư thừa vitamin D (liều lượng > 10.000 IU/ngày) có thể xảy ra trong trường hợp bổ sung quá mức và có thể gây mất nước, buồn nôn, sụt cân và thậm chí là suy thận.
 

3. Thận trọng khi bổ sung vitamin D?

Mặc dù vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe, nhưng cũng có những nhóm người cần thận trọng.

Các nhóm này bao gồm:

  • Người có vấn đề về thận: Những người mắc các vấn đề về chức năng thận, như suy thận, việc cung cấp quá nhiều vitamin D có thể gây ra tích tụ trong cơ thể, khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu, gây thêm gánh nặng cho thận.
  • Sỏi thận: Tăng hàm lượng vitamin D trong cơ thể làm tăng canxi trong nước tiểu, có thể góp phần vào sự hình thành của một số loại sỏi thận.
  • Người có phản ứng dị ứng với vitamin D: Một số người có thể có dấu hiệu phản ứng dị ứng hoặc gặp tác dụng phụ khi sử dụng vitamin D, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, hoặc chóng mặt. Nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ hoặc bất thường nào sau khi bổ sung vitamin D, nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Người tiêu thụ lượng lớn vitamin D: Nếu tiêu thụ một lượng lớn vitamin D từ thực phẩm giàu vitamin D như cá béo, thực phẩm bổ sung và các sản phẩm chức năng, nên cân nhắc giảm lượng bổ sung từ các nguồn khác.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần lưu ý việc bổ sung vitamin D, vì nhu cầu dinh dưỡng trong thời kỳ này có thể khác biệt. Cần thảo luận với bác sĩ về liều lượng phù hợp.

Trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, đặc biệt là nếu bạn thuộc những nhóm người cần thận trọng khi sử dụng vitamin D. Bác sĩ sẽ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe và đưa ra giải pháp bổ sung vitamin D phù hợp.

 

28/07/2023 07:57

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.