Đăng nhập sổ của bạn
Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt
Khi nhiễm vi khuẩn lao, bệnh nhân dễ bị các biến chứng về phổi và cũng có thể lây lan sang xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác.
Trẻ em nên tiêm vaccine ngừa lao càng sớm càng tốt
Vaccine phòng lao BCG là vaccinen sống giảm độc lực. Trong vaccine BCG có chứa một dạng vi khuẩn gây bệnh lao đã được làm cho yếu đi, không gây bệnh lao cho người khỏe mạnh mà giúp cơ thể hình thành kháng thể trước căn bệnh này.
Vaccine BCG thường được khuyến cáo chỉ định cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%.
Chính vì bệnh lao rất dễ lây, trong khi Việt Nam lại là một trong số những quốc gia có tỉ lệ người mắc bệnh lao cao trên thế giới, từ năm 1981, Bộ Y tế đã đưa vắc-xin phòng lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, hiện áp dụng cho trẻ mới sinh có đủ điều kiện sức khỏe.
Việt Nam đang sử dụng vaccine phòng lao BCG và Bộ Y tế khuyến cáo tiêm cho trẻ trong vòng 1 tháng đến 1 năm sau sinh và trẻ cân nặng trên 2kg. Thực tế, với những trẻ sinh ra có đủ sức khỏe, phát triển ổn định, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt thì thường được tiêm phòng lao càng sớm càng tốt, trong vòng 1 tháng đầu sau sinh.
Việc chậm trễ tiêm vaccine phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn những trẻ đã được tiêm; thậm chí trẻ có thể nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh do lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn yếu ớt nên không có đủ khả năng tự bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập, nhất là lao và các loại vi khuẩn khác.
Tuy nhiên, tiêm vaccine phòng lao cho trẻ ở giai đoạn sau 1 năm tuổi chỉ có tác dụng phòng bệnh khi cơ thể trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao. Các trường hợp nếu đã xác định chính xác trẻ nhiễm lao thì việc tiêm phòng lúc này là không cần thiết và nên thận trọng vì nguy cơ phản ứng phụ sau tiêm thường tăng cao.
Trẻ em trên 1 tuổi và người lớn có nguy cơ mắc bệnh lao cũng có thể tiêm chủng trong một số trường hợp đặc biệt hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh được tính hiệu quả của vaccine phòng lao ở người lớn trên 35 tuổi.
Trường hợp chống chỉ định và hoãn tiêm vaccine phòng lao
Vaccine BCG được chỉ định cho tất cả trẻ sơ sinh chưa bị nhiễm lao, sức khỏe tốt và không mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch. Một số trường hợp chống chỉ định và hoãn tiêm chủng phòng lao được quy định như sau:
Các trường hợp chống chỉ định tiêm phòng lao BCG bao gồm: Không tiêm vaccine BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con. Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất vaccine lao.
Các trường hợp hoãn tiêm chủng BCG phòng lao: Đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang sốt. Đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid, globulin miễn dịch. Cân nặng dưới 2kg.
Trẻ sinh ra khi thai < 34 tuần tạm hoãn tiêm vaccine BCG. Tiêm chủng vaccine cho trẻ khi đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai).
16/04/2022 16:21
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?
Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.
Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.