Đăng nhập sổ của bạn
Trẻ bị loét miệng, nguyên nhân và cách chữa trị
Loét áp-tơ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất trong các loại loét miệng. Loét áp-tơ là những vết loét ở miệng đau, khu trú, nông, hình tròn hoặc oval với đáy màu xám.
Nguyên nhân gây bệnh loét miệng
Các yếu tố làm gia tăng sự xuất hiện áp-tơ gồm: Yếu tố gia đình, chấn thương, hormone, stress. Sự thiếu hụt của vitamin và chất khoáng cũng có liên quan tới áp-tơ tái phát, đặc biệt là thiếu hụt vitamin B12. Tuy nhiên, 1 thử nghiệm ngẫu nhiên ở 120 bệnh nhân bị áp-tơ, việc cung cấp multivitamin đã không làm giảm được số đợt và thời gian một đợt của áp-tơ trong năm.
Mặc dù có một vài nghiên cứu quan sát báo cáo có sự gia tăng phát triển áp-tơ (ở người lớn) tạm thời sau khi ngưng hút thuốc lá, nhưng các nghiên cứu khác lại không phát hiện ra mối liên quan này.
Các nguyên nhân khác gây áp tơ bao gồm việc sử dụng các thuốc như: MTX, và tình trạng giảm bạch cầu đa nhân do mọi nguyên nhân.
Biểu hiện của loét miệng
Biểu hiện phổ biến nhất của áp-tơ đó là sự hiện diện của các vết loét hình tròn hoặc oval, ranh giới rõ ràng, nhỏ và đau, đáy xám màu thường tự lành sau 10- 14 ngày mà không để lại sẹo.
Trong tình huống nặng hơn, vết loét có thể rộng trên 5mm và có thể kéo dài tới 6 tuần lễ, tuy nhiên tình trạng này thì ít gặp. Đôi khi nhiều vết loét và nhú nhỏ có thể tập trung lại thành từng cụm gọi là Herpetiform và có thể kéo dài 7 - 10 ngày. Các chất Sodium lauryl sulfate (đồng phân natri lauryl sulfat, là một hợp chất hữu cơ tổng hợp với công thức CH3 11SO4Na. Nó là một chất hoạt động bề mặt anion được sử dụng trong nhiều sản phẩm làm sạch và vệ sinh. Muối natri là một chất hữu cơ sulfat) là chất tẩy trong kem đánh răng có thể kéo dài thời gian làm lành vết loét.
Một vài người có thể bị từ 2-4 đợt trong 1 năm trong khi một số người khác có thể bị liên tục. Áp-tơ gặp ở trẻ em và thiếu niên gặp nhiều hơn là người lớn.
Điều trị loét miệng như thế nào?
Hầu hết điều trị áp-tơ là nhằm làm giảm triệu chứng. Có thể sử dụng triamcinolon thoa vết loét, gel fluocinonide và các thuốc giảm đau tại chỗ khác. Có thể dùng 2-4 lần/ngày cho đến khi vết loét lành. Nếu thoa sớm thì vết loét lành nhanh hơn.
Chấm dung dịch hóa chất chẳng hạn như bạc nitrate hay debacterol cũng có ích, nó có thể giải quyết tình trạng đau nhanh hơn mặc dù nó không giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Nên gây tê tại chỗ bằng lidocain trước khi bôi hóa chất và bệnh nhân nên súc miệng vài phút sau khi làm xong.
Tiêm glucocorticoid vào vết loét hoặc uống được chỉ định cho các tổn thương tái phát hoặc bệnh nặng. Các thuốc colchicine, dapsone, pentoxifylline, interferon alfa, và levamisole cũng có thể có giá trị điều trị trong các trường hợp loét nặng.
Thuốc thalidomide đã được nghiên cứu ở bệnh nhân bị áp-tơ nặng. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên ở những bệnh nhân bị HIV bị áp-tơ, điều trị với thalidomide 200mg/ngày trong 4 tuần, kết quả cho thấy lành vết loét ở 16/29 bệnh nhân (55%) trong nhóm có dùng thuốc. Trong khi ở nhóm dùng giả dược chỉ có 2/28 bệnh nhân là lành (7%).
Một nghiên cứu hồi cứu ở 92 bệnh nhân không có HIV bị áp-tơ (trong đó có 16 bệnh nhân bệnh nhân bị hội chứng behcet’s) cũng báo cáo là thuốc này có hiệu quả ở liều thấp, với liều khởi đầu là 50m/ngày thalidomide làm giảm hoàn toàn ở 85% bệnh nhân trong vòng 14 ngày. Tái phát là tình trạng thường gặp của liệu pháp này, duy trì liều thấp làm giảm được tái phát. Thalidomide có thể gây ra quái thai nên không dùng được cho phụ nữ có thai.
14/05/2022 10:24
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.