Đăng nhập sổ của bạn
Trẻ bị thủy đậu có nên kiêng tắm?
Nếu trẻ bị thủy đậu không được tắm rửa sạch sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng sau khi mắc thủy đậu. Trẻ bị thủy đậu bao lâu thì khỏi, cách tắm cho trẻ bị thủy đậu
Dân gian vẫn thường quan niệm khi mắc thủy đậu trẻ cần chùm kín chăn, kiêng tắm kiêng gió để tránh phát "rạ" nhiều hơn. Tuy nhiên theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương ngày xưa các cụ kiêng nước kiêng gió vì sợ nhiễm lạnh sau khi mắc thủy đậu sẽ gây các biến chứng như viêm phổi, tiêu chảy. Tuy nhiên hiện tại điều kiện phòng tắm, vệ sinh ngày càng tốt nên không cần kiêng tắm.
Ngược lại, nếu không tắm sẽ gây mất vệ sinh ở trẻ, nhất là bẩn trên bề mặt da. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau khi mắc thủy đậu. Thậm chí có thể bị nhiễm trùng toàn thân khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Các phụ huynh cần lưu ý khi trẻ mắc thủy đậu vẫn phải tắm. Tuy nhiên cần tắm nhanh để trẻ không bị nhiễm lạnh, tắm ở những nơi kín gió, nhiệt độ ấm.
Bệnh thủy đậu thường mắc một lần trong đời. Đối với các bệnh nhi khỏe mạnh, khi mắc thủy đậu sẽ điều trị theo triệu chứng. Chủ yếu bệnh nhi sẽ dùng thuốc hạ sốt là chính. Nếu trẻ được vệ sinh kỹ, không cậy các mụn nước thông thường bệnh thủy đậu sẽ khỏi trong vòng từ 3-5 ngày từ sau khi phát bệnh.
TS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương giải đáp thắc mắc về bệnh thủy đậu ở trẻ.
Thủy đậu được xem là bệnh lành tình và có thể điều trị ngoại trú. Tuy nhiên cha mẹ không nên quá chủ quan khi trẻ mắc thủy đậu. Để tránh các biến chứng xảy ra trong quá trình chăm sóc trẻ bị thủy đậu, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
Cần tắm cho trẻ, lưu ý lựa chọn nơi kín gió, ấm áp, tắm nhanh để trẻ không nhiễm lạnh. Khi tắm nên dùng nước ấm, và nên thay quần áo, tắm rửa hàng ngày cho trẻ. Sau khi tắm và lau khô da có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng thông dụng như xanh methylene, betadine để chấm lên các nốt mụn nước.
Thủy đậu có thể gây ra những biến chứng xuất phát từ việc vệ sinh không tốt. Từ đó, gây nhiễm trùng toàn thân như: nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phổi. Trong quá trình chăm sóc trẻ mắc thủy đậu, vệ sinh bề mặt da là quan trọng nhất. Phụ huynh cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ. Cha mẹ cần thao tác nhẹ nhàng, không chà xát làm vỡ các bọc mụn ra. Lưu ý không để trẻ cậy các bề mặt mụn nước. Nếu cậy mụn nước dễ gây bội nhiễm và để lại sẹo.
Trong trường hợp trẻ bị thủy đậu và xuất hiện tình trạng ngứa dẫn tới phản xạ gãi các mụn nước, thì có thể dùng thuốc histamin để giảm ngứa.
Cha mẹ cần lưu ý bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch để trẻ nhanh hồi phục. Hạn chế đồ nhiều dầu mỡ cay nóng khiến khó tiêu, bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas.
Cha mẹ cần cách ly trẻ từ 7- 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh. Đồng thời vệ sinh bề mặt tiếp xúc của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn (đồ chơi, bàn ăn, sàn nhà…)
Nếu trẻ bị thủy đậu và sốt cao không dứt, có dấu hiệu lơ mơ, co giật… cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trẻ cần được tiêm phòng vaccine phòng thủy đậu đầy đủ để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.
31/03/2023 15:58
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.