Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Vận động và sinh hoạt đúng cách ở sản phụ

Sau sinh, người mẹ phải ăn nhiều bữa, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, ăn uống cân bằng đủ chất để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và thúc đẩy sự tiết sữa...

Thai phụ sinh đẻ thuận lợi, sau 6 - 8 giờ đã có thể tự ngồi dậy, ngày hôm sau đã có thể đi lại được. Ra khỏi giường vận động sớm có thể thúc đẩy sự hồi phục của cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, có lợi cho việc co bóp và trở về vị trí cũ của tử cung, đưa máu đẻ thoát ra ngoài, từ đó giảm khả năng nhiễm khuẩn phòng ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu, gia tăng công năng đường ruột tránh táo bón...

Ảnh minh họa

Sau khi sinh con, nên thay đổi tư thế nằm liên tục, nhất là nằm nghiêng vừa có thể tránh tử cung bị lệch về sau mà còn có lợi cho việc thoát máu đẻ ra nhanh. Những người phải mổ đẻ, sau khi đã nằm bất động 8 tiếng thì có thể trở mình nằm ngiêng, sau mổ 24 giờ là đã có thể ngồi dậy, sau 48 giờ có thể ra khỏi giường đi lại nhẹ nhàng và bắt đầu cho con bú. Vận động sớm sau khi mổ có thể giảm bớt nguy cơ dính ruột. Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng, sức khỏe của mình, không vận động gắng sức ngừa giãn thành âm đạo, hoặc sa tử cung.

Không nên bó bụng sau khi đẻ

Sau khi sinh, tử cung bắt đầu hồi phục, trong khoảng 10 ngày có thể hạ xuống vào xương chậu, nhưng phải cần 6 tuần mới trở lại kích thước ban đầu. Mà những dây chằng cố định ở tử cung do kéo dài quá mức trong thời kỳ mang thai nên có phần lỏng lẻo so với lúc trước khi mang thai.

Không nên bó bụng sau sinh

Tổ chức hỗ trợ âm đạo và đáy chậu do phải căng ra quá mức khi sinh nở và bị tổn thương, khiến tính đàn hồi của chúng giảm xuống, không thể phục hồi hoàn toàn trạng thái như ban đầu, bị ảnh hưởng do tử cung phình to khi mang thai, thành bụng sau khi sinh rất lỏng lẻo, sau một khoảng thời gian nhất định mới có thể hồi phục.

Do vậy, bó bụng sau khi sinh làm tăng sức ép ở bụng và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản, tử cung rũ xuống, tử cung nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra, mặt khác máu trong khoang chậu lưu thông không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa, hội chứng tụ máu trong khoang chậu... nếu có các biểu hiện bất thường, sốt cao thì phải đến bệnh viện ngay.

Vệ sinh cơ thể như thế nào?

Sau khi sinh con 1- 2 ngày, thể lực bà mẹ tiêu hao khá nhiều, lượng máu đẻ thoát ra ngoài nhiều, cộng thêm vào đó là vết thương vùng tầng sinh môn hay vết mổ nên không thể tắm gội ngay được. Vài ngày sau sinh, thai phụ có cảm giác da dẻ toàn thân dấp dính do mồ hôi, cảm thấy bứt rứt khó chịu, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh, lúc này có thể tắm được, nhưng chỉ nên tắm đứng không nên tắm bồn. Lúc này miệng cổ tử cung vẫn chưa đóng kín, tắm bồn dễ làm cho nước bẩn đi vào tử cung gây viêm nhiễm. Có thể dùng nước ấm pha muối loãng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh tầng sinh môn.

Thời gian sau sinh, ngoài thân thể, tứ chi ra mồ hôi, đầu cũng ra mồ hôi nhiều, nếu không kịp thời gội sạch, tóc bết dính vào nhau lâu ngày dễ dẫn đến viêm da đầu, viêm nang lông tóc... việc gội đầu không cần thường xuyên như tắm, thông thường cứ cách 5 - 6 ngày gội đầu một lần là được. Khi gội đầu phải dùng nước nóng, phải sấy khô tóc ngay. Thường xuyên chải tóc không chỉ giữ được gọn gàng, sạch sẽ mà còn có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở da đầu.

Móng tay mọc dài có thể chứa nhiều cáu bẩn, vi khuẩn. Khi chăm sóc con có thể vô ý làm xước da bé gây nhiễm khuẩn da. Vì vậy người mẹ và người chăm sóc em bé cần phải thường xuyên cắt móng tay và giữ vệ sinh sạch sẽ cho đôi tay.

Ảnh minh họa

Môi trường, lối sống sẽ giúp cho bà mẹ và trẻ sơ sinh khỏe mạnh

Nhiệt độ phòng ổn định 22 - 24 độ là tốt nhất. Mùa đông phòng phải ấm và có đủ độ ẩm cần thiết, nếu khô quá sẽ bị khô cổ họng, thậm chí xuất huyết niêm mạc mũi. Độ ẩm cao quá sẽ làm cho tuyến mồ hôi ở da không tiết ra được, cũng sẽ làm bà mẹ bứt rứt khó chịu. Mùa hè trời quá nóng cũng dễ dẫn đến cảm nóng, da dễ bị mẩn ngứa.

Thông gió trong phòng thực sự quan trọng và cần thiết. Cần giữ không khí trong lành trong phòng, giảm thiểu sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn có thể phòng ngừa các chứng cảm ở mẹ và bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Khi thông gió cần phải phòng ngừa luồng gió đối lưu, mỗi lần thông gió khoảng 10 phút, mỗi ngày làm 2 lần sáng, tối.

Sau khi sinh, người mẹ chủ yếu nằm nghỉ ngơi, ngủ đủ, ăn uống hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, thai phụ có thể nghe nhạc, xem vô tuyến, cập nhật thông tin... giảm căng thẳng. Tuy nhiên, cần lưu ý là thời gian xem vô tuyến không kéo dài, khoảng cách đến màn hình không được quá gần, không để tiếng ồn của vô tuyến ảnh hưởng đến con trẻ vì thần kinh trẻ còn non nớt, tránh bị kích động.

Sau khi sinh trong khoảng thời gian 6 - 8 tuần, nếu thấy sức khỏe chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì nên kiêng sinh hoạt tình dục. Chỉ nên quan hệ tình dục khi sức khỏe đã hoàn toàn khỏe mạnh. Chú ý kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh thai.

01/05/2022 17:34

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?