Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Viêm phổi ở trẻ, nhận biết và điều trị

Có hai loại là viêm phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh viện. Viêm phổi bệnh viện là trẻ bị nhiễm tác nhân gây viêm phổi bệnh lưu hành trong bệnh viện khi trẻ có bệnh khác phải nằm viện quá 48 giờ. Trong bài viết này chỉ đề cập tới viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.

Cần nghi ngờ trẻ bị viêm phổi khi trẻ có:

- Ho: Có thể ho nhiềuhay ít, ho khan hay có đờm.

- Sốt: Sốt từ nhẹ đến cao, sốt ít hoặc không sốt.

- Thở nhanh khi trẻ nằm im, không quấy khóc, không sốt.

Trong 3 triệu chứng trên thì thở nhanh là quan trọng nhất. Đếm nhịp thở trong vòng 1 phút, gọi là nhanh khi:

- Thở trên 60 lần trở lên với trẻ dưới 2 tháng.

- Trên 50 lần  với trẻ 2-12 tháng.

- Trên 40 lần  với trẻ 1-5 tuổi.

- Trên 20 lần trở với trẻ từ 5 tuổi trở lên.

Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như: Khò khè, bú kém, thở co lõm ngực, tím quanh môi...

Có nhiều dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ
 Tại bệnh viện hay phòng khám bác sĩ có thể phát hiện thêm một số triệu chứng khác như nghe phổi có tiếng bất thường: Rale ngáy, rale rít,rale ẩm,  rale nổ...
BS Trần Văn Công

Biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà, cha mẹ cần biết

Đối với trẻ có chỉ định điều trị và chăm sóc ngoại trú, không có chỉ định nằm viện, thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dùng tại nhà. Như trên đã nêu, do tìm được nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ là rất khó khăn, nên bác sĩ sẽ dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, độ tuổi cũng như dịch tễ để xác định nguyên nhân gây bệnh để kê loại kháng sinh phù hợp.

Nếu với loại kháng sinh được kê, trẻ đáp ứng tốt điều trị, thì tiếp tục dùng thuốc với liệu trình điều trị kéo dài ít nhất từ 7-10 ngày. Có trẻ phải dùng thuốc tới 14 ngày.

Việc dùng kháng sinh cho trẻ, phụ huynh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã kê. Không vì thấy trẻ đỡ bệnh và sợ tác dụng phụ của kháng sinh mà tùy ý ngừng thuốc. Bởi khi ngừng thuốc mà chưa diệt được hết vi khuẩn, thì bệnh sẽ sớm quay lại và nguy cơ kháng kháng sinh của vi khuẩn là rất lớn. Sẽ khó khăn cho điều trị sau này.

Các điều trị hỗ trợ khác như cần phải cung cấp đủ nước cho trẻ thông qua sữa, nước uống trực tiếp. Theo dõi xem bé có được uống nước đầy đủ hay không thoonng qua tình trạng đi tiểu. Nếu trẻ đi tiểu ít, nước tiểu có màu vàng có thể là do cung cấp thiếu nước.

Vệ sinh mũi: Thông thường các trẻ bị viêm phổi cũng kèm theo viêm hô hấp trên. Do đó có thể vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, hoặc nước muối dạng xịt phun sương. Lấy nhầy mũi bằng bấc sâu kèn (lấy bông cuộn lại hình bấc sâu kèn để lấy nhầy mũi cho bé nhằm tránh tổn thương niêm mạc mũi).

Hạ sốt: Khi bị viêm phổi, bé sốt có thể quấy khóc khó chịu do sốt.Nếu bé  sốt trên 38 độ mà có biểu hiện khó chịu, quấy thì có thể dùng thuốc hạ sốt. Thuốc được lựa chọn thông thường là paracetamol (trừ những trẻ có chống chỉ định với thuốc này). Liều dùng và cách dùng cũng như dạng bào chế cần theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc giảm ho: Để dùng thuốc giảm ho an toàn cho bé (khi cần), nên sử dụng các loại siro ho thảo dược không có chống chỉ định, có thể giúp bé dễ chịu hơn.

Ngoài ra, cần chú ý làm ẩm không khí trong phòng, sẽ hỗ trợ niêm mạc hô hấp.Phòng nên để thoáng mát.

Tái khám mỗi ngày hoặc mỗi 2 ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Khi nào trẻ cần nhập viện điều trị?

 -Tất cả trẻ dưới 3 tháng có biểu hiện viêm phổi cần nhập viện ngay.

 -Trẻ trên 3 tháng viêm phổi và có sốt cao trên 38.5 độ C.

- Trẻ có dấu hiệu nguy kịch hô hấp mức độ trung bình đến nặng: Nhịp thở trung bình > 70 lần ở trẻ dưới 1 tuổi, trên 50 lần với trẻ lớn, co lõm lồng ngực, khó thở nặng, thở rên, cánh mũi phập phồng, ngưng thở, tím tái, li bì…

- Trẻ bỏ bú, mất nước (mắt trũng, tiểu ít).

Khi trẻ phảinhập viện tức là tình trạng bệnh nặng, việc điều trị sẽ bao gồm:

- Hỗ trợ hô hấp (thở oxy, thở máy), kháng sinh đường tiêm, nuôi ăn, tập vật lí trị liệu…

Nếu trẻ mắc viêm phổi mà không được phát hiện sớm, để điều trị muộn hoặc không đúng cách, hoặc viêm phổi do vi khuẩn độc lực quá mạnh có thể gây ra các biến chứng.Một khi biến chứng xảy ra thì việc điều trị trở nên phức tạp và nguy cơtửvong cao. Các biến chứng có thể gặp là:

- Tràn dịch, tràn mủ,tràn khí khoang màng phổi.

-  Viêm phổi hoại tử, áp xe phổi.

-  Kén khí phổi.

-  Hạ natri máu.

Chú thích

Phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em bằng cách nào?

Trước hết cần nâng cao sức đề kháng của trẻ thông qua việc cung cấp dinh dưỡng tốt. Cho ăn đúng và đủ theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng; thường xuyên theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ để biết được  tình trạng dinh dưỡng  của con.

Cải thiện môi trường sống:

- Nhà ở phải để thoáng mát, thường xuyên vệ sinh không tiếp xúc với người hút thuốc lá.

- Hạn chế tiếp xúc với người  có biểu hiện bệnh hô hấp: Ho, sốt...

- Vệ sinh mũi họng: Với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ khò họng bằng nướcmuối sinh lý, nhỏ nước muối sinh lý sau khi đi ngoài đường có bụi bẩn, đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi đường.

Phòng ngừa đặc hiệu:

- Điều trị bệnh nền nếu có: Suy dinh dưỡng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh tim bẩm sinh...

- Tiêmphòng đầy đủ các mũi vaccine. Đặc biệt chú ý các mũi vaccine ngừa lao, sởi, HiB, phế cầu, cúm.

+ Tiêm phòng vaccine HiBcó thể đi theo chương trình tiêm chủng mở rộng với các mũi 5 trong 1 vào tháng thứ 2,3,4.

+ Tiêm sởi lúc 9 tháng và 18 tháng, hoặc tiêm mũi 3 trong 1: Sởi - quai bị - rubell; hoặc mũi 2 trong 1: Sởi- rubella. Vaccin 2 trong 1 hoặc 3 trong 1 này tiêm khi trẻ đủ 12 tháng.

+ Phế cầu loại liên hợp dành cho trẻ nhỏ, tiêm vào các tháng thứ 2, 4, 6. Tiêm nhắc lại khi trẻ được 12-15 tháng.

+ Cúm tiêm cho trẻ sau 6 tháng tuổi.

Trẻ dưới 9 tuổi tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 4 tuần.

Trẻ từ 9 tuổi trở lên tiêm 1 liều.

Tiêm nhắc lại mỗi năm, vì virus cúm thay đổi kháng khuyên hàng năm.
Nên tiêm đón đầu trước mùa bệnh 1-2 tháng.

BSCK1 Trần Văn Công

07/04/2022 22:04

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.