Đăng nhập sổ của bạn
Các triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19, dấu hiệu nhận biết có khác với mọi người không? Bài viết của BS. Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế sẽ giải đáp băn khoăn này của nhiều độc giả.
Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19, ảnh hưởng của bệnh có thể khác nhau. Một số phụ nữ có thể không nhận được bất kỳ triệu chứng nào. Nhiều phụ nữ nhiễm COVID-19 sẽ chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình.
Các triệu chứng của phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 cũng giống như các triệu chứng của bệnh nhân không mang thai bao gồm:
- Sốt (87,9%),
- Ho không có đờm (67,7%),
- Mệt mỏi (38,1%),
- Có đờm ở họng,
- Chảy nước mũi (33,4%),
- Khó thở (18,6%),
- Đau cơ hoặc đau khớp (14,8%),
- Đau đầu (14,8%),
- Đau họng (13,9%).
- Các triệu chứng khác có thể bao gồm: buồn nôn và tiêu chảy.
Không phải tất cả những người bị nhiễm COVID-19 sẽ bị tất cả các triệu chứng. Một người bị nhiễm bệnh COVID-19 có thể bị một triệu chứng hoặc kết hợp nhiều triệu chứng.
Nếu thai phụ bị sốt (nhiệt độ cao hơn 38 độ C) và có thể có các biểu hiện bất thường ở đường hô hấp như ho, đau họng, đờm nên tự cách ly tại nhà và gọi ngay cho bác sĩ, các cơ sở y tế. Điều này nhằm giúp giữ an toàn cho mọi người và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Dấu hiệu cấp cứu ở phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19
Thai phụ cần phải đi bệnh viện ngay khi có các triệu chứng cấp cứu như: khó thở hoặc thở rất ngắn, phải gắng sức khi nói chuyện hoặc cần dừng lại để thở lấy sức khi đi lại ở trong phòng, ho ra máu, đau dai dẳng hoặc tức ngực ngay cả khi không bị ho, nước mũi chảy liên tục, chóng mặt khi đứng, mệt lịm hoặc không thể tự ngồi dậy, da mặt, môi tái nhợt, máu ra từ âm đạo, co giật, nhức đầu dữ dội và mờ mắt, sốt và quá yếu nên không ra được khỏi giường, đau bụng dữ dội và vỡ ối.
Ảnh hưởng của COVID-19 với phụ nữ mang thai
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chưa có bằng chứng về khả năng lây truyền SARS-CoV-2 từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, hay mẹ nhiễm virus trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh. Người ta cũng không tìm thấy SARS-CoV-2 qua xét nghiệm nhau thai, máu cuống rốn, nước ối hay sữa mẹ.
Tuy nhiên, chưa thấy có sự liên quan giữa nhiễm SARS-CoV-2 và tình trạng sảy thai. Cũng có báo cáo cho thấy viêm phổi do virus nói chung ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh...
Sinh non xảy ra ở khoảng 50% phụ nữ mang thai phải nhập viện vì có các triệu chứng do COVID-19, tỷ lệ này thấp hơn nếu bị nhiễm COVID-19 nhưng không có triệu chứng. Nguy cơ sảy thai có thể tăng lên. Mẹ bị nhiễm COVID gây ra một số bất thường tại bánh nhau, dẫn đến nguy cơ giảm lưu lượng máu trao đổi giữa mẹ và bánh nhau.
Do vậy, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra, thai phụ cần phải biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và thai nhi, thực hiện khám thai theo chỉ định và tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch COVID-19. Điều quan trọng là phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine COVID-19 nếu đủ điều kiện tiêm chủng.
Ngày 10/9/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4355/QĐ-BYT về hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, trong đó quy định tiêm cho phụ nữ mang thai.
Để tăng tỷ lệ bao phủ vaccine ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương rà soát danh sách phụ nữ có thai từ 13 tuần trở lên trên địa bàn quản lý, lập kế hoạch và tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 tại các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa sau khi giải thích nguy cơ/lợi ích và các đối tượng đồng ý tiêm chủng.
16/05/2022 11:19
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.