Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc gây tê tuỷ sống

Có nhiều cách để hạn chế tác dụng phụ của thuốc gây tê tủy sống, tùy từng trường hợp mà bác sỹ chỉ định nên sử dụng phương pháp nào.

Những năm gần đây, việc sử dụng phương pháp gây tê tủy sống (GTTS) và gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) trong phẫu thuật bụng dưới và chi dưới hay phẫu thuật tiết niệu,.. đang được các nhà gây mê trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, các thuốc sử dụng trong phương pháp này cũng gây nhiều tác dụng không mong muốn khá nguy hiểm.

Cấu trúc hóa học của thuốc gây tê có mối liên quan đến tác dụng và độc tính của thuốc. Thuốc có tính tan trong lipid càng cao, ái lực với receptor càng lớn, hoạt tính gây tê càng mạnh; đồng thời làm chậm sự thủy phân của các esterase nên thời gian tác dụng kéo dài. Procain, lidocain và mepivacain tan trong lipid kém nên thời gian tác dụng ngắn; ngược lại, bupivacain tan tốt trong lipid, khả năng liên kết với protein mạnh nên hoạt tính gây tê mạnh, thời gian tác dụng kéo dài. Do vậy, bupivacain được chỉ định trong các phẫu thuật yêu cầu thời gian vô cảm trên 90 phút.

Chú thích

Tác dụng toàn thân xuất hiện khi thuốc hấp thu vào vòng tuần hoàn chung ở mức nồng độ hiệu dụng. Khi nồng độ thuốc trong máu cao xuất hiện độc tính trên hệ thần kinh trung ương và độc tính trên tim. Biểu hiện lâm sàng với nhiều mức độ khác nhau: nhẹ là chóng mặt, choáng váng; nặng là co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn.

Nguyên tắc điều trị ngộ độc thuốc tê: chống co giật bằng thiopental hoặc diazepam, kích thích tuần hoàn bằng các thuốc co mạch như ephedrin nếu thất bại thay bằng thuốc vận mạch adrenalin. Đặt nội khí quản thở máy kiểm soát hô hấp. Sử dụng atropin khi xuất hiện chậm nhịp tim,... Trong trường hợp ngộ độc bupivacain có thể chỉ định dung dịch lipid truyền tĩnh mạch. Trong GTTS, hạ huyết áp là tác dụng phụ hay gặp do thuốc phong bế mạnh hệ giao cảm.

Ngoài các tác dụng phụ trên, đau đầu là tác dụng phụ xuất hiện phổ biến trong GTTS, đặc biệt ở người trẻ tuổi và nữ giới. Đau đầu xuất hiện sau gây tê và có thể kéo dài hàng tuần. Nguyên nhân gây đau đầu được giải thích là do sự rò rỉ dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng, làm giảm lớp rào cản đệm của dây thần kinh cảm giác, giãn mạch máu não và tăng áp lực não - tủy.

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về các biện pháp hạn chế đau đầu sau GTTS như: cải tiến đầu kim tiêm tủy sống, sử dụng caffeine, theophylline, sumatriptan, cosyntropin (hormon vỏ thượng thận)... Cải tiến đầu kim tiêm tủy sống làm giảm sự xuất hiện đau đầu do hạn chế sự rò rỉ dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng.

Việc chỉ định caffeine được cho là điều trị an toàn trong đau đầu do GTTS. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về chỉ định này của caffein. Cơ chế tác dụng giảm đau đầu sau GTTS của caffeine là làm giảm áp lực trong não và co mạch máu não. Trên lâm sàng để hạn chế tác dụng phụ này, thường sử dụng kim gây tê đầu nhỏ 25 - 27 G, uống coca và khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, hạn chế thay đổi tư thế.

11/04/2022 20:10

Dự phòng các tai biến thường gặp trong quá khi sinh nở

Dự phòng các tai biến thường gặp trong quá khi sinh nở

Ths.BS. Nguyễn Cảnh Chương

Tai biến sản khoa là vấn đề sức khỏe xảy ra với bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với tai biến sản khoa, vì vậy việc dự phòng tai biến sản khoa đóng vai trò quan trọng.

Thuyên tắc ối - biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm

Thuyên tắc ối - biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm

Bảo Châu

Thuyên tắc ối là biến chứng sản khoa nguy hiểm có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và không thể tiên lượng trước.

Vỡ ối sớm nguy hiểm thế nào?

Vỡ ối sớm nguy hiểm thế nào?

BS. Nguyễn Tuấn Anh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thông thường, khi bắt đầu hoặc trong quá trình chuyển dạ, màng ối sẽ bị vỡ. Nếu nước ối bị vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ gọi là vỡ ối sớm.

Giục sinh dễ đẻ, liệu có an toàn?

Giục sinh dễ đẻ, liệu có an toàn?

THẢO AN

Giục sinh là phương pháp nhân tạo. Phương thức này khiến các cơn co tử cung co thắt và giãn ra, thúc đẩy nhanh quá trình sinh con. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giục sinh có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Sữa mẹ giúp phát triển não bộ trẻ sơ sinh đẻ non

Sữa mẹ giúp phát triển não bộ trẻ sơ sinh đẻ non

BS Ái Thủy

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ và nên là thức ăn đầu tiên đối với tất cả trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp phát triển não bộ và nhận thức ở trẻ đẻ non.

Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm?

Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm?

BS. Trần Đức

Mỗi chúng ta, ai chẳng có một lần ốm. Ốm có thể là nhức đầu, cảm cúm, đau bụng, đau răng... và những nhiễm khuẩn khác. Nhưng người phụ nữ mang thai và sinh đẻ lại càng dễ ốm, đặc biệt dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Sa tạng vùng chậu có nguy hiểm không?

Sa tạng vùng chậu có nguy hiểm không?

Bác sĩ Quang Dương

Sa tạng vùng chậu không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của phụ nữ, khiến phụ nữ mất đi sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống.

Phương pháp sinh nở ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột trẻ sơ sinh

Phương pháp sinh nở ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột trẻ sơ sinh

Phan Bình

Theo một nghiên cứu mới công bố gần đây thì phương pháp sinh nở có thể ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh. Sự khác nhau này có thể sẽ biến mất trong vòng 9 tháng sau đó, nhưng trong thời gian này, nó cũng gây không ít phiền toái cho trẻ...

Tai biến thường gặp khi sinh nở

Tai biến thường gặp khi sinh nở

BS. Song Nhi

Mang thai và sinh nở là quá trình sinh lý tự nhiên của người phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng trải qua quá trình này một cách tự nhiên, nhất là khi sinh con. Một số tai biến khi sinh đẻ có thể gặp phải như:

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tinh hoàn ẩn ở trẻ mới sinh

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tinh hoàn ẩn ở trẻ mới sinh

Thiên Châu

Ở một số bé trai, đặc biệt là những trẻ sinh non, một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống bìu trước khi sinh, thường được gọi là tinh hoàn ẩn.