Đăng nhập sổ của bạn
Dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng bị dị ứng đạm sữa bò
Dị ứng sữa bò không phải là hiếm ở trẻ nhỏ. Chế độ dinh dưỡng khắc phục điều này là điều nhiều cha mẹ quan tâm.
Đối với trẻ dưới 6 tháng:
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đến sáu tháng tuổi và tiếp tục cho con bú cùng với các thực phẩm bổ sung thích hợp cho đến hai tuổi hoặc sau đó nữa.
Đối với trẻ bú mẹ nhưng có triệu chứng dị ứng, bác sĩ nghi ngờ dị ứng đạm sữa bò, bà mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ ăn loại bỏ đạm sữa bò (sữa đặc, sữa tươi, phô mai…) có hoặc không kèm theo loại bỏ trứng và đậu nành. Mẹ cần bổ sung calci và vitamin D khi thực hiện chế độ ăn này.
Đối với trẻ không may mắn có sữa mẹ, thì lựa chọn là các sản phẩm công thức đạm sữa bò thủy phân hoặc sữa công thức amino acid.
Trên thị trường hiện dễ tìm sữa này của các công ty uy tín. Ba mẹ cũng có thể tìm các loại sữa tương tự, trên bao bì có ghi “Hypoallergenic formula” (công thức giảm dị ứng), “Extensively hydrolyzed formula” (công thức thủy phân tích cực/thủy phân toàn phần/thủy phân hoàn toàn), “Amino acid-based formula” (công thức acid amin).
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên:
Ngoài sữa, trẻ cần chế độ ăn bổ sung. Lựa chọn thức ăn bổ sung cũng theo nguyên tắc “dị ứng món gì thì phải tránh món đó”.
Đạm sữa bò thường có sẵn trong các sữa công thức, thức ăn dặm như là: bột ăn dặm, bánh ăn dặm với các tên gọi sữa tươi, sữa bò, sữa bột, váng sữa, sữa chua, milk, đạm whey, whey protein, đạm casein, casein protein, phô mai, cheese, bơ, butter, ghee, kem, cream…
Khi chọn thực phẩm cho trẻ, ta phải luôn quan tâm tới thành phần (Ingredients) bằng cách đọc nhãn thực phẩm.
Những điểm chung:
Như các trẻ bình thường khác, trẻ dị ứng đạm sữa bò cũng cần nhu cầu năng lượng theo tuổi để hoạt động và tăng trưởng.
Trẻ cũng cần một chế độ ăn cân đối các nhóm chất: bột đường, đạm, béo, xơ, và các vitamin. Nếu trẻ có tình trạng chậm tăng cân suy dinh dưỡng, trẻ cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng về chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm và béo.
Đối với trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng sữa thay thế vì nhiều lý do (mùi vị sữa, giá tiền, nơi mua) có thể khuyến khích trẻ ăn dặm nhiều hơn, cần được bổ sung calci, vitamin D từ thực phẩm hoặc thuốc bổ.
Các mẹ đã cho con sử dụng sữa thủy phân thường than phiền rằng sữa rất đắng và hôi. Sữa công thức amino acid thì có vị dễ chấp nhận hơn nhưng lại tỉ lệ nghịch với giá tiền. Từ 6 tháng với chế độ ăn ngoài sữa “ngon” hơn thì các trẻ rất khó chấp nhận vị của các loại sữa thay thế. Dẫn đến căng thẳng trong chuyện cho trẻ uống sữa ảnh hưởng tâm lý hoặc không khéo sẽ dẫn đến mất cân đối các nhóm chất.
Vì lẽ đó, bé cần phải được chẩn đoán chính xác là dị ứng đạm sữa bò hay không. Gia đình không được tự ý nghĩ rằng con mình dị ứng đạm sữa bò. Ba mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể.
29/04/2022 20:47
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.