Đăng nhập sổ của bạn
Tại sao mũi tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh lại quan trọng?
Viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao, truyền từ người này sang người khác qua máu hoặc dịch cơ thể. Nếu một bà mẹ tương lai mang virus viêm gan B, thì có nguy cơ cao lây truyền sang con trong khi sinh...
Viêm gan B là một bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do virus viêm gan B. Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao, đặc biệt tỷ lệ mang virus viêm gan B ở phụ nữ có thai từ 10-16% và ở trẻ em là 2-6%.
Viêm gan B là bệnh nhiễm virus phổ biến nhất được truyền từ mẹ sang con trong khi sinh. Ở thời điểm này, khi tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt, có thể giúp máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con (bình thường máu mẹ và máu con không tiếp xúc trực tiếp mà chỉ trao đổi chất tại bánh nhau), hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, sự lây truyền sẽ diễn ra trong thời điểm này.
Nếu mẹ bị nhiễm có HBsAg+ (kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B) và HBeAg+ (một loại protein của virus viêm gan B), thì 90% trẻ sẽ bị lây truyền hoặc mẹ nhiễm chỉ có HBsAg+ thì khả năng lây truyền là 10%. Virus có thể truyền sang trẻ khi tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm trong gia đình, người chăm sóc.
Loại virus này có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, dẫn đến nhiễm trùng mạn tính hoặc thậm chí tử vong trong một số trường hợp.
Do đó, phụ nữ mang thai phải nhận thức được tình trạng viêm gan của mình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa lây truyền sang em bé. Tuy nhiên, với các biện pháp can thiệp y tế thích hợp như sử dụng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) khi cần thiết và liều vaccine viêm gan B đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh, nguy cơ lây truyền có thể giảm đáng kể.
Để phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con, cần tuân thủ các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong khi sinh và khuyến khích bà mẹ thực hành thói quen vệ sinh tốt cả trước và sau khi sinh. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc tiêm vaccine viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
BS. Nguyễn Duy Thế, nguyên BS chuyên khoa bệnh nhiệt đới, BV 175 cho biết, trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính tới 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan. Việc tiêm vaccine thực hiện càng sớm thì hiệu quả bảo vệ trẻ càng cao.
Với mũi tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-60% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.
Tiêm vaccine viêm gan B sớm còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu...
Tiêm vaccine viêm gan B mũi 1 càng sớm càng tốt, nhằm mục đích bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với virus ngay khi sinh. Điều này tạo ra cạnh tranh giữa sự nhân lên của virus và vaccine, để kịp thời tạo ra kháng thể trung hòa virus đang có trong cơ thể. Do đó, nhiều nước đã tiêm ngay trong vòng 12 giờ đầu.
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở nước ta đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine viêm gan B từ năm 1997, đến năm 2003 được bao phủ cho trẻ em <1 tuổi trên toàn quốc và từ năm 2006 áp dụng lịch tiêm vaccine viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ. Cụ thể:
Các mũi tiêm viêm gan B cho trẻ nhỏ:
09/08/2023 15:42
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?
Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.
Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.