Đăng nhập sổ của bạn
Phát động cuộc thi ‘Sự hy sinh thầm lặng’ lần thứ 6
Cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần thứ 6 đã chính thức được phát động bởi Báo Sức khỏe & Đời sống với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC.
Cán bộ y tế thường ít nói về mình
Ngày 22/2 tại Bộ Y tế, Báo Sức khỏe và Đời sống chính thức phát động cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ 6. Đến dự và chỉ đạo Lễ phát động cuộc thi có Đồng chí Đào Hồng Lan - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế. Cuộc thi viết Sự hy sinh thầm lặng lần thứ VI do Đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi.
Tham gia Lễ phát động cuộc thi có Tổng Biên tập Báo Sức khỏe & Đời sống, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi và các đồng chí trong Ban tổ chức, Hội đồng giám khảo, Nhà tài trợ cùng đại diện nhiều cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
Đội ngũ nhân viên y tế, bác sĩ với những đóng góp cao quý trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe toàn dân, luôn lặng thầm cống hiến và hy sinh, chiến đấu không ngơi nghỉ để chiến thắng bệnh tật, giành lại sự sống và sức khỏe cho người bệnh. Những vất vả, hy sinh của lực lượng y bác sĩ xứng đáng được xã hội ghi nhận và cổ vũ. Chính vì vậy, tôn vinh các thầy thuốc, y bác sĩ là điều vô cùng cần thiết, không chỉ động viên mà còn để nhân lên các tấm gương điển hình của ngành y, khuyến khích và phát huy bản chất tốt đẹp, qua đó làm đẹp thêm hình ảnh người chiến sĩ áo trắng trong tâm trí mỗi người dân.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan phát biểu tại sự kiện: Y tế là ngành đặc thù, nghề y là nghề cao quý. Sự hy sinh, cống hiến của đội ngũ y bác sĩ thường được phác họa qua những cây viết, bài báo, tác phẩm văn học, báo chí… chứ bản thân đội ngũ thường ít tự nói về mình.
Qua các tác phẩm báo chí, văn học đã giúp xã hội có phần nào hiểu, thông cảm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả của cán bộ ngành y tế. Thời gian đào tạo dài, thời gian làm việc không giống các ngành khác, làm bất kể giờ giấc, áp lực lên người làm y tế rất lớn. “Với vai trò cơ quan quản lý, tôi hy vọng chúng ta cùng có sự chung tay, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện giúp đỡ đội ngũ y bác sĩ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan chia sẻ.
Điều đặc biệt ở cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ 6, theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan là diễn ra sau 3 năm phòng chống dịch COVID-19. Sau 3 năm tập trung cho công tác chống dịch, xuất hiện rất nhiều những tấm gương tiêu biểu, những điển hình tiên tiến… Đây là dữ liệu quan trọng để các phóng viên, nhà báo thể hiện nên những tác phẩm có giá trị. Sau những vất vả của ngành y tế thời gian qua, sự động viên, quan tâm là rất quan trọng để cán bộ y tế có thêm sinh lực, có nguồn cảm hứng, động lực để làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân hậu COVID-19.
Bộ trưởng kỳ vọng thông qua cuộc thi, dưới bàn tay tài hoa của các nhà báo, sẽ có nhiều tác phẩm khắc họa chân thực nhất, giàu cảm xúc nhất những tấm gương cán bộ ngành y tế.
“Sự hy sinh thầm lặng” là cuộc thi viết được Báo Sức khỏe & Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế phát động lần đầu tiên vào năm 2010. Tiếp nối thành công của 05 cuộc thi tổ chức trong hơn 10 năm qua, cuộc thi lần thứ VI có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tôn vinh các y bác sĩ, nhân viên y tế với những nỗ lực cống hiến vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn dân. Cuộc thi cũng là sự động viên hết sức ý nghĩa đối với các y bác sĩ, dược sĩ, lương y, cán bộ dân số các chuyên gia y tế trong nhiều lĩnh vực, chuyên ngành, chuyên khoa, các thầy thuốc dân y và thầy thuốc phục vụ trong lực lượng vũ trang.
Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ VI được Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức, cũng là nhiệm vụ tuyên truyền quan trọng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Tuyên giáo Trung ương; hưởng ứng chương trình do Bộ TT-TT phát động theo nội dung Đề án “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2022 – 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9/12/2022. Chính vì vậy, Cuộc thi viết Sự hy sinh thầm lặng lần thứ VI có ý nghĩa lan tỏa những giá trị nhân văn, nhận được quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của Lãnh đạo Bộ Y tế.
Lan tỏa điều tốt đẹp từ những tấm gương điển hình
Để lan tỏa mạnh mẽ tinh thần và ý nghĩa của cuộc thi, ông Trần Tuấn Linh, Tổng Biên tập Báo Sức khỏe & Đời sống, Trưởng Ban tổ chức, cho biết: “Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ VI không chỉ giới hạn ở bài tham gia dự thi đăng trên Báo Sức khỏe & Đời sống, mà mở rộng đối với thể loại báo viết đăng trên báo in và báo điện tử của tất cả các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Đặc biệt đối với báo điện tử, chúng tôi khuyến khích các thể loại long-form, e-magazine, multimedia với hình thức thể hiện phong phú, hấp dẫn”.
"Sự hy sinh thầm lặng" là cuộc thi viết được Báo Sức khỏe & Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế phát động lần đầu tiên vào năm 2010. "Với trách nhiệm là cơ quan báo chí của ngành Y tế, Báo Sức khỏe & Đời sống hơn 10 năm qua đã tổ chức cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm ghi nhận và tôn vinh những cống hiến, hy sinh thầm lặng của lực lượng y bác sĩ, nhân viên y tế trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân"- Tổng Biên tập Trần Tuấn Linh chia sẻ.
Tiếp nối thành công của 05 cuộc thi trước, cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ VI tiếp tục lan tỏa những câu chuyện có ý nghĩa nhân văn cao đẹp về những người chiến sĩ áo trắng; không chỉ nhằm tôn vinh, động viên, cổ vũ những người công tác trong ngành y, các giáo sư, y, bác sĩ, dược sĩ, lương y, cán bộ dân số, nhân viên y tế thôn bản, các chuyên gia y tế trong nhiều lĩnh vực, chuyên ngành, chuyên khoa, các thầy thuốc dân y và thầy thuốc phục vụ trong lực lượng vũ trang....; mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, khuyến khích lực lượng y bác sĩ phát huy hơn nữa bản chất tốt đẹp, nhân lên các tấm gương điển hình, từ đó làm đẹp thêm hình ảnh người chiến sĩ áo trắng trong tâm trí mỗi người dân.
Tổng Biên tập Báo Sức khỏe & Đời sống tin tưởng với sự chung tay của các cơ quan báo chí, các bạn đồng nghiệp, các tác giả dự thi, các cây bút chuyên và không chuyên trên mọi miền đất nước, cuộc thi sẽ tôn vinh, biểu dương những tấm gương y bác sĩ điển hình, những câu chuyện tốt đẹp, cảm động, đầy nhân văn, thể hiện vẻ đẹp lấp lánh của "Sự hy sinh thầm lặng".
"Tôi cũng tin rằng cuộc thi sẽ có tác động tích cực tới cộng đồng, lan tỏa những điều tốt đẹp, tinh thần sẵn sàng hy sinh, cống hiến đến các cán bộ y tế, cơ sở y tế trên toàn quốc; từ đó góp phần tăng cường sức mạnh của ngành y tế, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân"- Tổng Biên tập Trần Tuấn Linh nói.
Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi bao gồm: 01 Giải đặc biệt trị giá 80 triệu đồng; 01 Giải Nhất; 02 Giải Nhì; 05 Giải Ba và nhiều phần quà dành cho các trường hợp đặc biệt. Lễ trao giải cuộc thi dự kiến diễn ra vào tháng 2/2024, sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.
22/02/2023 11:34
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?
Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.
Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.