Đăng nhập sổ của bạn
Táo bón ở trẻ sơ sinh và cách chữa đơn giản tại nhà
Em bé không thể nói với ba mẹ rằng mình khó chịu khi đi tiêu, nhưng ba mẹ rất dễ nhận thấy con mình đang táo bón và điều đó sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Vậy cần phải làm gì khi trẻ bị táo bón?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, trong đó thường gặp nhất là những nguyên nhân sau:
Trẻ sơ sinh hầu như vẫn đang trong tình trạng bú sữa mẹ. Vì thế, chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng cũng như tình trạng bệnh lý của con.
Việc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ khó tiêu, ít chất xơ, nhiều đạm, ăn uống thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn ngủ không hợp lý khiến bé dễ bị táo bón.
Táo bón ở trẻ sơ sinh còn do mẹ cho bé dùng sữa ngoài quá sớm. Sữa công thức kết hợp nhiều chất mà dạ dày bé phát triển chưa hoàn thiện sẽ khó mà tiêu hóa được. Đồng thời đây cũng là loại sữa được coi là khó tiêu hóa, nếu mẹ pha cho bé uống không đúng công thức, khả năng bé bị táo bón là rất cao.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên, việc bé bị táo bón đôi khi là do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể bé. Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như: Đại tràng bị phình to, bệnh suy giáp trạng... khiến trẻ bị táo bón sớm.
Một số trẻ có thể có nhu động ruột chậm hơn, bé đi tiêu không thường xuyên nhưng vẫn hoàn toàn bình thường, trừ khi trẻ có dấu hiệu đau hoặc khó chịu. Trong một số ít trường hợp, trẻ có vấn đề thực thể gây táo bón thực sự như: Rối loạn cơ thắt ruột hoặc có tắt nghẽn đường ruột.
Táo bón ở trẻ sơ sinh không đơn thuần chỉ là em bé đi tiêu bao nhiêu lần/ngày hoặc/tuần, mà còn là em bé đi tiêu như thế nào. Nếu bé đi tiêu phân mềm, bé dễ đi tiêu, bé đi tiêu 4 - 5 ngày một lần vẫn bình thường.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?
- Nếu bé nhà bạn đang bú sữa mẹ hoàn toàn mà bị táo bón thì mẹ cần xem lại chế độ ăn của mình. Cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước để giúp nguồn sữa mát. Nếu con của bạn đang bú bình, bạn nên đổi sữa công thức khác cho trẻ sau khi đã khám bác sĩ. Nên nhớ, táo bón không phải là nguyên nhân để dừng sữa mẹ.
- Ngoài ra, cho trẻ uống thêm ít nước có màu sẫm như nước ép mận hoặc lê, cho trẻ uống thêm ít nước nếu trẻ > 4 tháng tuổi, nhưng không được nhiều quá 50ml/ngày.
- Trường hợp bé có tình trạng chậm đi cầu, với bé sơ sinh có thể 5 ngày mới đi cầu một lần do đường ruột bé chưa phát triển hoàn toàn và lượng chất thải trong sữa không nhiều.
- Khác với người lớn, ăn nhiều thức ăn, chất xơ nhiều, chất thải nhiều nên đi cầu mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần. Vì vậy, nếu mẹ có con bị táo bón cũng không nên quá lo lắng.
Để cải thiện tình trạng này, bạn nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn và bú thật nhiều lần trong ngày (có thể 1 - 2 giờ bú một lần). Mẹ cần phải ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước và nước trái cây, để có nhiều chất xơ trong sữa mẹ. Các thực phẩm được khuyến cáo cụ thể là: Tăng cường ăn táo, súp lơ xanh, lê, đu đủ, chuối, bí đỏ, cà rốt.
- Ngoài ra, mẹ cần ăn bột yến mạch, lúa mạch, ngũ cốc nguyên hạt… vì các thực phẩm này sẽ bổ sung chất xơ tạo khối cho phân, kích thích nhu động ruột co bóp mạnh hơn, nhằm đẩy nhanh quá trình di chuyển của thức ăn trong đường ruột và giữ nước trong ruột. Từ đó phòng ngừa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
- Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà không thể không kể tới việc mát xa vùng bụng cho bé.
Các mẹ hãy áp dụng các động tác xoa bóp theo hướng dẫn vào mỗi ngày, để đẩy lùi tình trạng táo bón cho trẻ:
Việc vận động không chỉ mang đến tác động tích cực cho người lớn mà còn giúp ích cho việc kích thích nhu động ruột của trẻ nhỏ co bóp mạnh mẽ hơn, để thúc đẩy thức ăn di chuyển tới đại tràng và đào thải phân nhanh hơn. Có trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón vì chậm biết bò và biết đi.
- Cha mẹ có thể giúp trẻ sơ sinh tập thể dục mỗi ngày bằng bài tập đạp xe đạp:
- Tắm nước ấm là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh, mang đến hiệu quả đầy bất ngờ. Tắm nước ấm vừa giúp thư giãn, lại có tác dụng tăng cường hoạt động nhu động ruột, kích thích hoạt động của các cơ vòng hậu môn của trẻ để trẻ đi đại tiện thông suốt, dễ dàng, trơn tru hơn. Ngoài tắm nước ấm, mẹ cũng có thể pha nước ấm vào một cái chậu, rồi cho trẻ ngâm hậu môn trong khoảng 5 -10 phút.
Sau khi trẻ tắm, ngâm hậu môn, mẹ cần lau khô cơ thể và mặc quần áo luôn cho trẻ, để hạn chế trẻ bị nhiễm lạnh.
04/10/2022 11:37
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.