Đăng nhập sổ của bạn
Vì sao trẻ đã tiêm phòng mà vẫn mắc lao?
Nhiều trẻ dù đã tiêm phòng lao nhưng vẫn mắc bệnh. Theo các chuyên gia, dù đã tiêm phòng nhưng nếu trẻ miễn dịch kém vẫn có thể mắc bệnh.
TS.BS Nguyễn Đức cho biết, tất cả các thể lao đều dẫn đến lây nhiễm nếu có hiện tượng phát tán vi khuẩn lao ra ngoài; trong đó, lao phổi dễ lây truyền nhất. Vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hoá, qua tiếp xúc hoặc truyền từ mẹ sang con.
Phần lớn vi khuẩn lao lây lan do ho khạc, hắt hơi, thậm chí nói chuyện. Người khỏe mạnh hít phải các giọt bệnh phẩm nhỏ li ti bay lơ lửng trong không khí và nhiễm bệnh. Vi khuẩn lao cũng đi vào cơ thể nếu ta dùng thức ăn nhiễm khuẩn. Vì vậy, việc tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc tiêm phòng lao có đạt được tối đa hay không còn phụ thuộc vào quản lý bệnh nhân mắc lao trong cộng đồng. Nếu không được kiểm soát tốt thì người mắc lao không được điều trị có thể lây bệnh cho cộng đồng, nhất là trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị bệnh nhất do miễn dịch kém và tiếp xúc trực tiếp với người thân bị bệnh.
Do vậy, dù trẻ đã được tiêm phòng lao nếu tiếp xúc với nguồn bệnh thì vẫn có thể lây nhiễm lao, nhưng bệnh sẽ nhẹ và điều trị nhanh chóng đạt hiệu quả cao.
Vì thế, khi gia đình có người bị nhiễm lao phổi thì nên cho bệnh nhân ngủ riêng, nơi ngủ phải thoáng khí. Hạn chế cho trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc với bệnh nhân lao.
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho kéo dài, ra nhiều mồ hôi trộm, mệt mỏi, chán ăn, sốt về chiều thường xuyên… cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
05/04/2022 21:05
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?
Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.
Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.