Đăng nhập sổ của bạn
Thực đơn cho bé 4 tuổi biếng ăn
Thực đơn ra sao phù hợp với trẻ 4 tuổi không phải là một chuyện dễ dàng đối với mẹ. Dưới đây là một số gợi ý dành cho mẹ để bé có một thực đơn phù hợp
Dưới đây là thực đơn cho trẻ 4 tuổi biếng ăn mà các mẹ có thể tham khảo:
Thứ 2
Sáng: Bữa chính: Bánh cuốn nóng . Bữa phụ: 300ml sữa
Trưa: Cơm, cá kho, canh đậu hũ cà chua, rau luộc thập cẩm
Chiều: sữa chua
Bữa tối: Chính: Cơm, canh rau ngót thịt băm, thịt lợn luộc. Phụ: 300ml sữa
Thứ 3
Sáng: Bữa chính: Bánh mì kẹp xúc xích. Bữa phụ: 250ml sữa
Trưa: Cơm mềm, canh chua thập cẩm, tôm rang thịt.
Chiều: Nước ép trái cây
Tối: Bữa chính: Cơm, cá chép om dưa, củ quả luộc. Bữa phụ: 250ml sữa
Thứ 4
Sáng: Bữa chính:Phở bò. Bữa phụ: Uống 300ml sữa
Trưa: Cơm mềm, rau cải luộc, thịt kho trứng cút, dưa hấu
Chiều: Uống 200ml sữa, bánh bông lan
Tối: Bữa chính: Cơm mêm, canh cua rau đay, giò kho, hồng xiêm. Bữa phụ: 250ml sữa
Thứ 5
Sáng: Bữa chính: Bún riêu cua, nho. Bữa phụ: 200ml sữa
Trưa: Cơm mềm, canh cá nấu khế, mực xào thập cẩm, chuối
Chiều: 1 ly sữa chua, dâu tây
Tối: Bữa chính: cơm mềm, cá nục kho nhừ, canh rong biển, đỗ xào, măng cụt. Bữa phụ: 250ml sữa
Thứ 6
Sáng: Bữa chính: Xôi gấc. Bữa phụ: 250ml sữa
Trưa: Cơm mềm, canh đậu hũ cà chua, thịt luộc, quýt
Chiều: Chè thập cẩm
Tối: Bữa chính: Cơm mềm, canh su hào hầm xương, thịt heo quay, bơ. Bữa phụ: 250ml sữa
Thứ 7
Sáng: Bữa chính: Bún bò Huế, chuối. Bữa phụ: 200ml sữa
Trưa: Cơm, canh chua tôm, thịt bò xào khoai tây, măng cụt.
Chiều: Váng sữa
Tối: Bữa chính: cơm mềm, canh mướp, cá bống kho tiêu, xoài. Bữa phụ: 200ml sữa
Chủ nhật
Sáng: Bánh giò nóng, nước cam. Bữa phụ: 250ml sữa
Trưa: Cơm mềm, canh rau muống luộc, cá rán giòn, rau cải bó xôi, nhãn
Chiều: Sinh tố bơ
Tối: Bữa chính: Cháo vịt, dưa hấu. Bữa phụ: 250ml sữa
Đây là một trong những thực đơn mẹ có thể tham khảo trong 1 tuần. Mẹ nên lên thực đơn cho bé hợp lý đủ dinh dưỡng theo từng tuần để giúp bé cải thiện tình trạng biếng ăn một cách nhanh chóng hơn.
Những lưu ý khi chế biến thực đơn cho bé 4 tuổi biếng ăn
Trong quá trình chế biến các món ăn cho bé không tránh khỏi những sai sót. Chính vì vậy, mẹ nên lưu ý những vấn đề dưới đây để giúp các món ăn được chuẩn bị kỹ lưỡng và ngon lành hơn:
Thịt cá, rau quả phải tươi sống, đảm bảo an toàn: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mẹ luôn phải cân nhắc kỹ càng. Nên lựa chọn những loại thực phẩm tươi ngon để chế biến sẽ giúp các món ăn hấp dẫn hơn và giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh.
Chỉ nên chọn các thương hiệu uy tín khi mua thức ăn chế biến sẵn: Các loại thức ăn sẵn luôn tiềm tàng các nguy cơ gây độc hại. Đặc biệt là các loại thực phẩm chưa rõ nguồn gốc. Vì vậy, các mẹ chỉ nên lựa chọn những thương hiệu đã được cấp phép và có uy tín trên thị trường để sử dụng cho bé.
Thức ăn nấu chín nên ăn ngay: Nên ăn ngay các loại thức ăn nấu chín. Khi chưa thể dùng đến cần bảo quản tốt để tránh các loại vi khuẩn có hại.
Thịt, cá và rau quả cần rửa sạch dưới vòi nước chảy: Nên rửa các thực phẩm ngay khi mua về. Không nên cắt nhỏ để ngâm trong nước sẽ dễ mất đi các vitamin cần thiết.
Rau, củ nên rửa nhẹ nhàng trong chậu nước: Rau củ nên rửa nhẹ nhàng để tránh làm mất các chất dinh dưỡng có trong đó.
Cố gắng thường xuyên thay đổi cách chế biến và sáng tạo món ăn: Với trẻ biếng ăn, mẹ nên thay đổi cách chế biến một cách linh hoạt nhất để giúp con đỡ nhàm chán và ăn uống ngon miệng trở lại.
03/05/2022 07:00
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.