Đăng nhập sổ của bạn
Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng ngày lạnh thế nào?
Dù thời tiết có lạnh, phụ huynh không nên chần chừ, ảnh hưởng đến việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Tốt nhất cần chú ý cách chăm sóc và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý những việc sau khi đưa con đi tiêm chủng và biết cách chăm sóc, theo dõi con sau tiêm chủng:
1. Chú ý giữ ấm cho trẻ khi đi tiêm chủng, mặc đủ quần áo ấm, che gió cho trẻ trên đường đi. Không nên đưa trẻ đi tiêm chủng quá sớm vào đầu buổi sáng, theo dõi thời tiết nếu trời mưa, khi trời rét (nhiệt độ dưới 10°C) cần liên hệ trước với trạm y tế để cập nhật lịch tiêm chủng của trạm y tế.
2. Giữ gìn phiếu/sổ tiêm chủng để theo dõi quá trình tiêm chủng của trẻ, mang theo phiếu, sổ tiêm chủng khi đưa con đi tiêm chủng hoặc khi đi khám bệnh, chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt, đang dùng thuốc hoặc có tiền sử phản ứng mạnh đối với loại vaccine trong lần tiêm chủng trước, đề nghị cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm chủng.
3. Chủ động hỏi cán bộ y tế về loại vaccine được tiêm chủng lần này và những phản ứng có thể gặp, bế và giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
4. Sau tiêm chủng cho trẻ, ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra, tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ. Các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng bao gồm tinh thần, tình trạng ăn, ngủ, dấu hiệu về nhịp thở, nhiệt độ, phát ban, các biểu hiện tại chỗ tiêm để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ.
5. Quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm; không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi; cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
6. Đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, điều trị nếu có những biểu hiện bất thường như sốt cao (trên 39°C), co giật, quấy khóc kéo dài, khóc thét, bú kém, bỏ bú, phát ban, tím tái, khó thở, sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm...
7.Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ ăn uống đầy đủ, ăn thức ăn ấm để đảm bảo sức khỏe trong mùa đông, chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng để kịp thời phát hiện phản ứng sau tiêm chủng nếu có.
31/03/2022 16:22
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?
Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.
Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.