Đăng nhập sổ của bạn
Nguy cơ bùng phát sởi do tỷ lệ tiêm phòng giảm
Bệnh sởi có thể được ngăn ngừa bằng tiêm vaccine phòng sởi. Tuy nhiên, việc tiêm phòng sởi giảm mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19.
Báo cáo mới từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy, tỷ lệ tiêm phòng sởi trong đại dịch COVID-19 đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), gần 40 triệu trẻ em toàn cầu đã bỏ lỡ liều vaccine sởi trong năm 2021, bao gồm 25 triệu trẻ em không tiêm mũi đầu tiên trong số 2 liều khuyến cáo và 14,7 triệu trẻ em bỏ lỡ liều thứ 2.
Tuy nhiên, thống kê cho thấy, năm 2021, chỉ có 71% trẻ em trên toàn thế giới được tiêm phòng sởi đầy đủ 2 liều. Đây là tỷ lệ tiêm phòng sởi toàn cầu thấp nhất kể từ năm 2008.
TS. Rochelle Walensky, Giám đốc CDC, cho biết: "Đây là kỷ lục về số trẻ em toàn thế giới không được tiêm chủng và là nguy cơ khiến cho bệnh sởi dễ bùng phát nghiêm trọng".
Những người mắc bệnh sởi thường bị sốt, ho, sổ mũi, đau mắt đỏ, phát ban trên mặt và cổ, sau đó lan ra các phần còn lại của cơ thể. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm phổi, viêm não, thậm chí có thể tử vong.
Những người bị nhiễm bệnh có thể lây làm lan virus sởi trong vài ngày trước và sau khi xuất hiện các vết phát ban rõ rệt, dấu hiệu đặc trưng của bệnh sởi.
Virus sởi có thể tồn tại tới 2 giờ trên các bề mặt và mọi người có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh khi chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm này sau đó dụi mắt, mũi hoặc miệng. Có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải những giọt bắn sau khi người mắc bệnh sởi ho hoặc hắt hơi.
Các chuyên gia cho hay, tiêm vaccine phòng sởi là cách tránh mắc bệnh hiệu quả nhất. Thống kê cho thấy, cứ 10 người không được tiêm phòng đầy đủ thì có 9 người bị nhiễm bệnh khi họ tiếp xúc với virus.
Ngoài ra, phải cần ít nhất 95 % dân số cần được tiêm phòng sởi đầy đủ mới có thể đạt được và duy trì miễn dịch cộng đồng.
Do đó, tỷ lệ tiêm phòng sởi giảm trong đại dịch COVID-19 vừa qua có thể dẫn đến số ca mắc bệnh tăng đột biến trong thời gian tới.
Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, nên cho trẻ đi tiêm phòng sởi đầy đủ để giúp phòng tránh mắc bệnh, tránh lây lan bệnh và tạo miễn dịch cho cộng đồng.
13/01/2023 09:37
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?
Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.
Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.